Lc 18,35-43
Chúa Chữa Người Mù Tại Giêrikhô
Trên đường lên Giêrusalem, đi đến Giêrikhô, có một người mù, hay tin Đức Giêsu Nazareth đi qua, ông ta tha thiết xin Chúa thương chữa ông khỏi bệnh để ông được nhìn thấy. Chúa Giêsu đã dủ lòng thương chữa ông lành bệnh, ông và những người chứng kiến liền chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa.
Người mù ở thành Giêrikhô là người ăn xin bên vệ đường. Số phận của anh thật đau khổ và đáng thương. Bởi vì, anh không phân biệt được đường đi nước bước, không đánh giá được sự vật bên ngoài, không được chiêm ngưỡng những kỳ quan và vẻ đẹp thiên nhiên, luôn sống bi quan và tuyệt vọng. Vì vậy, khi ý thức được nỗi thống khổ của mình, người mù đã khát khao thoát khỏi tình cảnh mù, nên khi nghe biết có Chúa Giêsu đi ngang qua, anh đã kêu lên: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin dủ lòng thương xót” (c.38). Dù người ta bảo anh hãy im đi, nhưng anh càng kêu lớn tiếng hơn. Thấy vậy, Chúa Giêsu hỏi anh: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Một câu hỏi đơn giản nhưng đòi hỏi sự đáp trả khẩn thiết và thiện tâm của con người: ý thức và nhận ra tình trạng bệnh tật của chính mình. Không những Chúa muốn người mù khẳng định ước muốn của mình, mà Ngài còn muốn anh ta trước tiên phải ý thức được tật nguyền của mình, tất cả sự tự do và tự nguyện của anh ta. Cho nên anh mù đã đáp trả lời Chúa hỏi: “Lạy Ngài cho tôi được thấy” (c.41). Chúa Giêsu khen ngợi đức tin của anh mù và đã cứu chữa anh. Sau khi được Chúa Giêsu chữa lành, anh vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa và đi theo làm môn đệ của Ngài.
Việc Chúa Giêsu làm phép lạ mở mắt cho người mù giúp các môn đệ và con người nhận ra kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Vì thế, con người muốn được chữa lành và được ơn cứu độ Thiên Chúa ban thì phải ý thức được thân phận yếu đuối, bất toàn, giới hạn của mình mà hoán cải, luôn tín thác cậy trông tin tưởng vào Thiên Chúa.
- Anh mù đáng làm gương cho chúng ta: anh ý thức mình cần Chúa, anh cố gắng hết sức để được đến gần Chúa, bất chấp mọi ngăn cản. Kết quả là anh đã được Chúa đổi mới hoàn toàn; anh còn thay đổi được lòng hẹp hòi của những người chung quanh. Nếu chúng ta làm như anh mù này thì mặc dù mọi người ngăn cản chúng ta, và mặc dù ban đầu xem ra Chúa không nghe tiếng chúng ta, nhưng cuối cùng Ngài sẽ dừng lại, ưu ái gọi chúng ta đến và biến đổi đời sống chúng ta.
- Khi người mù thành Giêrikhô lên tiếng tỏ ý muốn gặp Chúa Giêsu thì người ta quát mắng anh ta phải im đi. Phải chăng đó là tình trạng trong nhiều cộng đoàn Giáo Hội chúng ta: có biết bao người không có cơ may gặp gỡ Chúa vì chưa thấy được tình yêu thương của Giáo Hội, có biết bao người tuyệt vọng vì chưa cảm nhận được tình thương từ nơi những người môn đệ Chúa Giêsu... Chúa Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ dẫn người mù đến với Ngài. Ngày nay Ngài vẫn tiếp tục đưa ra cùng một mệnh lệnh: hãy để cho những người đau khổ, những người đang tìm kiếm được đến gần Ngài, vì chỉ có Ngài là Đấng cứu độ duy nhất, sẽ giải phóng con người thoát khỏi tội lỗi và sự chết dẫn đưa con người vào ánh sáng ân sủng và sự sống viên mãn.
- Ý thức được thân phận bất toàn và yếu đuối, ta luôn cải thiện đời sống và đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa như Mẹ Têrêsa Calcutta, dù phải nuôi dưỡng biết bao nhiêu người đói nghèo tại nhiều trung tâm của mình, Mẹ vẫn không cho ai nhân danh mình, công cuộc bác ái của mình mà tổ chức quyên góp. Mẹ biết mình thiếu thốn, nhưng Mẹ cũng tin tưởng nơi quyền năng và lòng nhân từ của Chúa dành cho những kẻ tin cậy nơi Người. Mẹ nói:“Chúng tôi không bị thiếu thốn!”. Thiên Chúa luôn chăm lo, cung cấp đầy đủ phương tiện cho Mẹ: bao người vẫn âm thầm đến giúp Mẹ.
- “Lạy Ngài xin cho tôi được thấy” (Lc 18,41). Cũng thế, ta chỉ thấy khi thực sự ta nhìn mọi người như anh em của ta. Một thiền sư hỏi các môn đệ rằng: “Lúc nào là lúc đêm tàn và ngày đến?” Nhiều câu trả lời được đưa ra: kẻ thì cho rằng đó là lúc ta có thể phân biệt từ xa một con bò với một con cừu... cuối cùng chỉ có một câu trả lời làm vừa lòng thiền sư, đó là: khi ta nhìn mọi người và nhận ra đó là anh em của ta.
- Quả thật, có những thứ ta không thể thấy được bằng mắt, nhưng chỉ thấy được bằng con tim, bằng tình yêu.
Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim con, để con thấy Chúa và nhận ra Ngài nơi những người chung quanh con.
THỨ BA TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,1-10
Bài tường thuật này của riêng Luca, minh họa đề tài hoán cải, một đề tài rất được Luca ưa chuộng (x. 5,32 chú thích). Trong giai đoạn cuối của hành trình lên Giêrusalem, cuộc hoán cải của người thu thuế này làm nổi bật vai trò của Đức Giêsu: “Ngài đến để tìm và cứu những người đã mất” (c.10).
Chúng ta có thể ghi nhận hai thái độ trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Giakêu:
- Trước hết là thái độ của những kẻ tự cho mình là công chính mà khinh dể người khác, không muốn cho người khác đến gặp Chúa và nhận lãnh ơn lành của Chúa. Đó là thái độ của những kẻ lẩm bẩm trách Chúa đã niềm nở đón tiếp những người tội lỗi và ăn uống với họ, bởi vì đối với Chúa không có ai xấu xa tội lỗi đến độ không đáng hưởng lòng nhân từ tha thứ của Chúa.
- Thái độ thứ hai là thái độ của ông Giakêu, người thu thuế trưởng và giàu có. Đối với người Do Thái, người thu thuế là người tội lỗi công khai: đó là tội phản bội quê hương, cộng tác với ngoại bang, và tội gian lận tiền thuế quá mức qui định. Giakêu là người thu thuế trưởng và giàu có; sự giàu có này theo lý luận của người Do Thái chứng tỏ ông có những hành vi bất chính để làm giàu: thu nhiều, nộp ít, và như vậy ông là người tội lỗi, và như thế không thể tha thứ được. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Đấng đến để tìm và cứu những gì đã hư mất, thì đây là dịp để thể hiện tình thương nhân từ của Thiên Chúa.
Nơi con người tội lỗi Giakêu vẫn còn một khát vọng hướng về Chúa: “Ông muốn nhìn xem Chúa Giêsu đi qua”. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên, và xác nhận ngay lòng thiện chí của Giakêu. Đây chắc không phải là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên. Mà là một trong những ý định khiến Chúa Giêsu đi ngang qua Giêrikhô là để tìm cứu Giakêu. Bởi vì Chúa Giêsu đã biết rõ con người của ông và đã gọi đúng tên ông như thể đã quen biết ông từ lâu rồi. Và Chúa Giêsu đã tỏ ý muốn vào nhà thăm và ở lại với ông như một người bạn thân.
Cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu tại nhà ông Giakêu đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của ông. Ông đã khao khát gặp Chúa, và vì thế ông đã được Chúa thi ân. Bởi vì, từ một khát khao gặp Chúa đến việc hoán cải không có khoảng cách không vượt qua được, vì Chúa Giêsu có thể vượt qua khoảng cách này một khi con người đã có sẵn thái độ chờ mong Ngài đến. Thái độ của Giakêu có thể khuyến khích chúng ta trở về với Chúa. Ông đã thể hiện sự trở lại của mình bằng một hành động cụ thể thiết thực: “Này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.
Còn chúng ta, mỗi lần rước Chúa vào lòng, chúng ta cũng phải có tâm tình biến đổi đời sống bằng những công việc cụ thể như: tha thứ thay vì kết án, bác ái thay vì gây thiệt hại, tình thương thay vì ghen ghét, quảng đại thay vì ích kỷ, vị tha thay vì vụ lợi.
Trong tâm tình và bầu khí của những tuần lễ cuối năm phụng vụ, chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương biến đổi đời sống của ông Giakêu, để hàng ngày nỗ lực sám hối và quyết tâm biến đổi đời sống: không những chúng ta cần gạt bỏ những dính bén về của cải vật chất, xác thịt; lướt thắng những tiêu cực và những đam mê xấu trong cuộc sống, nhưng còn phải tích cực khao khát về Chúa, tìm kiếm Chúa và sống theo Chúa.
Trong cuộc điều tra phong thánh cho Cha Gioan Maria Vianney, toà án Hội Thánh đã mời tất cả những ai từng có dịp tiếp xúc với Thánh nhân đến đặt tay trên Phúc Âm và thề nói hết mọi sự thật, tốt cũng như chưa tốt về người. Trong số những nhân chứng được mời đến, có một bác nhà quê chất phác nói một câu đơn sơ đầy ý nghĩa: “Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một con người”.
Ước gì, mỗi lần rước lễ, chúng ta cũng phải tỏ lòng khao khát và tin tưởng Chúa ngự vào nhà linh hồn mình bằng tâm tình sám hối và quyết tâm biến đổi đời sống cho phù hợp với phẩm giá là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
THỨ TƯ TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,11-28
Ý nghĩa dụ ngôn các nén bạc:
- Thiên Chúa trao cho mỗi người số nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít.
- Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người sử dụng những nén bạc đó. Bởi thế người đã lãnh mười nén và người đã lãnh năm nén mà sử dụng tốt đều được thưởng như nhau là “vào hưởng sự vui mừng của chủ” (Mt 25,14-30)
Cách sử dụng tốt những nén bạc là làm cho chúng sinh lời. Sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ: người ấy biết chủ tín nhiệm mình, nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Trong khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang nắm quyền xét xử và dứt khoát hành xử vương quyền Nước Thiên Chúa, vào giây phút cuối cùng của lịch sử. Tin Mừng hôm nay được Thánh Luca kể lại dụ ngôn về một người quí tộc trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền đã trao cho các đầy tớ các nén bạc, và nhấn mạnh đến thái độ tích cực trong việc chờ đợi Chúa đến.
Nếu dụ ngôn về “Mười Người Trinh Nữ” đi đón chàng rể (Mt 25,1-13) nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực tỉnh thức chờ đợi chàng rể, với đèn còn cháy sáng khi chàng rể đến, vào lúc mọi người không ngờ trước, thì “Dụ Ngôn Nén Bạc” giải thích rõ hơn về sự chờ đợi tích cực phải như thế nào? Sự kiện ông vua trở về cũng như việc thăng thưởng diễn tả rất rõ ràng ngày trở lại vinh quang của Đức Kitô. Tuy nhiên, không phải là ngay lập tức như các môn đệ và người Do Thái đã lầm tưởng. Sứ điệp của dụ ngôn cho thấy, để có được phần thưởng nơi Nước Thiên Chúa thì ngay từ bây giờ mọi người cần phải dấn thân hoạt động làm lợi thêm cho những tài năng đã lãnh nhận, trước khi Đức Giêsu trở lại.
Người chủ trong dụ ngôn trao những nén bạc cho đầy tớ, hiểu như chính Chúa Kitô trao cho mỗi người những tài năng khác nhau. Chúng ta không được lười biếng, nhưng phải bắt chước những người đầy tớ tốt, ngay khi được trao phó nén bạc, tức là những ơn Chúa ban phần hồn phần xác, phải mau mắn sanh lợi tức là làm sáng danh Chúa và mưu ích cho phần rỗi bằng những công việc lành phúc đức. Trong ngày Cánh Chung, những người đầy tớ tốt như vậy sẽ được tham dự vinh quang Nước Trời, còn những kẻ lười biếng sẽ bị phạt nơi tối tăm đời đời.
Lời Chúa chính là những hạt giống đã được gieo vào trong tâm hồn mỗi người, chúng ta không được phép để nó nằm yên, cũng không được chôn vùi nó trong kho tàng tri thức hay trong một vài hành vi đạo đức bên ngoài. Trái lại, chúng ta phải làm cho Lời Chúa tác động vào cuộc sống của chúng ta theo tâm tình và tinh thần của Chúa.
- Mỗi Kitô hữu đã được Chúa trao cho ngọn đèn cháy sáng của đức tin trong ngày lãnh Bí tích Rửa Tội. Đó là gia sản lớn nhất để bảo lãnh cho chúng ta vào Nước Trời. Vậy chúng ta có bổn phận phải giữ gìn ngọn đèn đó được cháy sáng mãi, tức là giữ vững đức tin, và làm lan tỏa ánh sáng đó ra chung quanh, làm phát triển đức tin qua cuộc sống hằng ngày.
Thật vậy, những nén bạc được nhận lãnh từ Chúa không phải chỉ để dành riêng cho chúng ta, mà là cho tất cả. Chúng ta không phải là chủ các tài năng của mình, nhưng chỉ là quản lý mà thôi. Do đó, cần phải sử dụng tối đa để phục vụ Thiên Chúa và anh em xung quanh. Đạo Chúa đòi hỏi chúng ta phải dấn thân trong xã hội như “men trong bột”.
Chúng ta cũng có thể hiểu nén bạc là đức tin. Đức tin được ban cho chúng ta một cách nhưng không, nhưng không bởi vì chúng ta có được đức tin không do bất cứ công lao nào của chúng ta. Một niềm tin được chia sẻ là một niềm tin sống động, một niềm tin chôn cất sẽ là một niềm tin bị mai một và chết dần.
Như thế, dụ ngôn “Những Nén Bạc” cho ta thấy: trên đời này, mỗi người chúng ta là một quản lý của Chúa, phải sinh lời những nén bạc tùy theo vốn Chúa ban. Quản lý đúng là sử dụng ơn Chúa theo chủ đích của Chúa ban các ơn ấy: các ơn trong lãnh vực tự nhiên như tài năng, sức khỏe, tiền của...; các ơn phần hồn như ơn thánh sủng, ơn hiện sủng được thông ban qua các bí tích... Thời gian quản lý là cuộc sống mỗi người, người tôi tớ khôn ngoan và trung thành sẽ được Chúa trọng thưởng.
Ước gì lời ông chủ nói với đầy tớ, cũng là Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay: “Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi! vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành”. “Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25,23).
THỨ NĂM TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,41-44
- Thành Giêrusalem tượng trưng cho dân Do Thái và cho tất cả những người được Thiên Chúa ưu ái nhưng đã phụ lòng Ngài nên cuối cùng phải gánh lấy số phận bi thảm. Bởi vì họ đã:
- Không nhận ra những gì đem lại bình an.
- Không nhận biết thời được Thiên Chúa viếng thăm.
Vì thế, họ không nhận biết để cám ơn, sử dụng, tìm hiểu ý Chúa muốn họ làm gì khi ban những ơn ấy.
Biến cố được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay đi liền sau biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem giữa những lời tung hô của dân chúng. Tiếc rằng họ đã không nhận ra Đấng Mêsia hôm nay đã ngự đến; Ngài là thủ lãnh của bình an. Đức Giêsu xót xa cho số phận Giêrusalem. Ngài thương tiếc cho họ không nhận biết sứ điệp bình an mà chính Ngài hôm nay đã đem lại cho họ. Vì thế, Ngài đã thốt lên: “Phải chi hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi”. Lời này của Chúa Giêsu rất giống với lời thánh vịnh đầu tiên chúng ta đọc mỗi sáng “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người và đừng cứng lòng nữa” (Tv 94). Lời này mỗi ngày nhắc nhở chúng ta nhận biết tiếng Chúa nói với chúng ta suốt ngày, và chúng ta đừng cứng lòng như thành Giêrusalem xưa.
Giêrusalem không đón nhận bình an do Đấng Mêsia đem tới. Đức Giêsu đến giải hòa giữa dân với Thiên Chúa, giữa dân riêng với dân ngoại. Nhưng Giêrusalem chối từ Chúa Kitô, thủ lãnh bình an. Hậu quả họ gánh chịu là thành bị bao vây cho đến ngày bị sụp đổ hoàn toàn.
Dân hằng mong đợi Thiên Chúa đến viếng thăm, nhưng nay Đức Giêsu, sứ giả của Thiên Chúa, Đấng Mêsia đến viếng thăm, thì dân lại từ chối. Người Do Thái hiểu theo Cựu ước, Thiên Chúa viếng thăm: hoặc là để trừng phạt, hoặc để ban ơn phúc. Đức Giêsu cho thấy rõ viếng thăm là để cứu độ, tức là ban ơn phúc. Vì thế, dân Do Thái phải chịu trách nhiệm về thái độ từ chối Đấng Mêsia, vì các ngôn sứ đã loan báo thân thế và hoạt động của Ngài. Đức Giêsu đến hoàn thành lời sấm của các ngôn sứ. Ngài đã loan báo Tin Mừng và làm các dấu lạ kèm theo minh chứng cho sứ vụ của Ngài. Dân đã loại bỏ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ loại bỏ Giêrusalem, lời loan báo có tính cách tiên tri này đã xảy ra vào năm 70, do quân Roma tàn phá Giêrusalem.
Lời loan báo này, một đàng cảnh tỉnh những Kitô hữu đang sống cuộc đời phản lại phẩm giá và bổn phận người Kitô hữu; đàng khác, cũng nhắn nhủ mọi Kitô hữu phải tỉnh thức sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong giờ chết của mình.
Chúa Giêsu đã khóc thương dân thành Giêrusalem vì Ngài thấy trước hình phạt sẽ giáng trên họ. Cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã phạm tội, từ chối tình thương của Chúa. Cảm nghiệm được tình thương yêu quảng đại của Chúa như vậy, chúng ta ý thức mình là kẻ tội lỗi, cần phải mau mắn sám hối để biến đổi cuộc sống cho phù hợp với hồng ân quảng đại tha thứ của Chúa. Quả thực, chúng ta đang bị các dục vọng của xác thịt, bị các đam mê về vật chất và danh vọng, và bị những lôi cuốn của thế gian che khuất con mắt của đức tin và tiếng gọi của lương tâm công chính, khiến chúng ta không nhận ra ý Chúa, không đáp lại ơn Chúa cho xứng hợp. Vậy chúng ta phải mau mắn ăn năn sám hối ngay ngày hôm nay. Chính tội lỗi đem lại bất ổn cho tâm hồn, cho xã hội. Chỉ khi nào loại trừ được tội lỗi, tâm hồn mới bình an, xã hội được yên lành. Chỉ khi đó, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu quan phòng của Chúa đối với mỗi người chúng ta.
Một buổi trưa hè nóng bức, Thánh Phanxicô Assisi sau khi đi đường mệt nhọc đã tìm được một chỗ nghỉ chân rất thoải mái. Chỗ đó là dưới gốc cây có tàng lá che mát, bên dưới là một dòng nước trong lành mát rượi. Thánh nhân rửa tay rửa mặt xong xuôi ngả mình dưới tàng lá. Bỗng dưng người bật khóc, vì người nghĩ rằng: từ không biết bao đời, Chúa đã biết hôm nay mình đến đây, Chúa biết mình mệt, cho nên Chúa đã đặt sẵn ở đây một bóng mát, và một dòng suối để cho mình nghỉ ngơi.
Trong tâm tình của những tuần lễ cuối năm phụng vụ, chúng ta hãy sám hối, chúng ta hãy thành tâm kiểm điểm đời sống để trở về với tình yêu của Chúa. Nhất là giờ đây chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa sẽ đến thăm chúng ta nơi bàn tiệc Thánh của Ngườ
THỨ SÁU TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,45-48
- Cử chỉ và hành động của Đức Giêsu có thể được hiểu ở nhiều bình diện:
(1) Có quyền hủy bỏ việc tế tự trong đền thờ Giêrusalem.
(2) Tượng trưng việc thanh tẩy đền thờ, mà người Do Thái đợi chờ từ khi An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nô (167 trước CN) và Pom-pê (63 trước CN) làm cho ra ô uế.
(3) Hoặc nữa là phản đối việc mua bán một cách quá bất kính ở một nơi thờ phượng.
Đền thờ Giêrusalem luôn được gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân Do Thái. Ngay từ lúc được vua Salômon xây cất khoảng năm 950 TCN. Đền thờ Giêrusalem đối với người Do Thái luôn đóng một vai trò quan trọng vừa chính trị, vừa tôn giáo, đây là nơi biểu trưng cho sự thống nhất quốc gia và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel. Chính vì thế, sau khi tiến vào Giêrusalem, Chúa Giêsu vào đền thờ và theo trình thuật Tin Mừng của Luca hôm nay, Ngài thực hiện việc thanh tẩy đền thờ, xua đuổi những người lạm dụng đền thờ.
Đền thờ là nơi cầu nguyện, nhưng đã bị trần tục hóa, bị con người biến thành hang trộm cướp, nơi lường gạt nhau; đây là một sự xuống dốc tinh thần không thể nào chấp nhận được. Trong biến cố đuổi con buôn ra khỏi đền thờ, tác giả Luca xem ra nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu hàng ngày đến giảng dạy tại đền thờ và có nhiều người chăm chú lắng nghe Ngài. Như thế, Luca nhấn mạnh đến dung mạo trung tâm của Chúa Giêsu tại đền thờ thay thế các luật sĩ và tư tế; giai đoạn mới đã đến, đó là gia đoạn mà theo trình thuật Gioan, Chúa Giêsu đã loan báo cho người phụ nữ Samari nơi bờ giếng Giacob: “đã đến lúc những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những kẻ thờ phượng Ngài như thế”. Sự thật đó được mặc khải nơi Chúa Giêsu, và thần khí đó là thần khí của Chúa Giêsu được ban xuống tràn đầy cho các môn đệ.
Qua cử chỉ thánh tẩy đền thờ khỏi sự lạm dụng của những người Do Thái thời đó, và hàng ngày giảng dạy tại đền thờ, Chúa Giêsu nói lên cho mọi người biết giai đoạn mới đã bắt đầu: Đền thờ xét như một tòa nhà, bàn thờ, những lễ vật có giá trị nhưng tự chúng chưa đủ, cần phải có một yếu tố quan trọng khác nữa để thờ phượng Thiên Chúa hằng sống, đó là đức tin cá nhân của người đến đền thờ dâng lễ vật, và đức tin của cộng đoàn cùng nhau tôn thờ Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa xót thương chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Rm 12,1).
Chúa Giêsu lặp lại lời Tiên tri Giêrêmia: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” để nhắc nhở chúng ta không được làm những việc bất xứng khi đến nhà thờ phụng sự Thiên Chúa như: lo ra chia trí, vụ hình thức, ích kỷ, kỳ thị, tranh giành khoe khoang, chia rẽ cộng đoàn. Nhưng chúng ta hãy chăm chú nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa mỗi khi tham dự phần phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ.
Chúng ta hãy đặt Chúa vào đúng chỗ dành cho Ngài nơi chính đền thờ tâm hồn chúng ta, để mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sống động cho người khác nhận biết và gặp gỡ Chúa.
THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 20,27-40
- Trong câu trả lời, Chúa Giêsu vừa xác nhận có cuộc sống đời sau, vừa cho biết ý nghĩa của cuộc sống ấy:
* Đời sau người ta sẽ bất tử, do đó không cần lưu truyền nòi giống, cho nên cũng không cần cưới vợ lấy chồng.
* Hạnh phúc duy nhất và cũng là quan tâm duy nhất của người sống đời sau là được ở gần Chúa để phụng thờ Chúa, như các Thiên Thần vậy.
Sự sống, thân xác và tất cả những gì con người có được, nó phải được bảo toàn và trân trọng. Chính cung cách sống và hành xử của con người trong cuộc sống hiện tại định đoạt số phận tương lai của họ: được cứu độ hay bị trầm luân đời đời. Bởi vì cuộc sống của con người không kết thúc với cái chết của thân xác trên trần gian này; sau khi chết, thân xác và linh hồn con người mới bắt đầu cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, một cuộc sống hoàn toàn biến đổi, một cuộc sống phục sinh.
Đó cũng là sự thật Chúa Giêsu khẳng định khi trả lời cho một số người thuộc nhóm Sađốc, như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.
Vào thời Chúa Giêsu, giới lãnh đạo Do Thái chia thành nhiều nhóm khác nhau. Liên quan đến sự sống lại, số người thuộc nhóm biệt phái tin rằng cuộc sống sau khi chết cũng giống cuộc sống trước đó trên trần gian này, nghĩa là con người cũng ăn uống, buôn bán, sống đời vợ chồng, nhưng chỉ có sung sướng mà thôi; Tuy nhiên một số khác thì tin rằng cuộc sống sau cái chết là cuộc sống hoàn toàn biến đổi. Còn nhóm Sađốc thì không tin vào cuộc sống đời sau; đối với họ chết là hết: họ dựa trên luật Do Thái buộc người em phải lấy chị dâu để đảm bảo cho anh mình có con nối dõi tông đường, nếu người anh chết mà chưa có con. Họ đặt ra trường hợp bảy anh em nhà kia cùng lấy một người đàn bà và hỏi Chúa Giêsu: khi sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu khẳng định cuộc sống phục sinh hoàn toàn được biến đổi và không giống như cuộc sống trên trần gian này như một số người biệt phái tưởng nghĩ: do đó, mọi tương quan giữa con người với nhau cũng sẽ được biến đổi và tan hòa trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cũng như mang sắc thái và chiều kích của tình yêu ấy, vì thế, mọi cách diễn tả và biểu lộ trong các liên hệ cuộc sống trần gian khi đó không còn ý nghĩa nữa.
Mấy năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ đã rất chú ý đến hiện tượng mà họ gọi là “kinh nghiệm cận tử” (Near death experience): nhiều người vì một tai nạn hay một lý do nào đó mà ngất đi trong một thời gian khá dài. Về mặt thể lý, coi như họ đã chết. Nhưng sau đó họ sống lại. Các bác sĩ đã phỏng vấn 1370 người ấy. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Cuộc sống ở “Cõi bên kia” hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không ai ham muốn kiếm tiền bạc, danh vọng lạc thú gì nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương quảng đại, phục vụ mọi người (Tóm bài của Willie Hoffsuemmer).
Lạy Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, xin ban cho con sự sống của Ngài, sống vì yêu và sống cho tình yêu.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
Người mù ở thành Giêrikhô là người ăn xin bên vệ đường. Số phận của anh thật đau khổ và đáng thương. Bởi vì, anh không phân biệt được đường đi nước bước, không đánh giá được sự vật bên ngoài, không được chiêm ngưỡng những kỳ quan và vẻ đẹp thiên nhiên, luôn sống bi quan và tuyệt vọng. Vì vậy, khi ý thức được nỗi thống khổ của mình, người mù đã khát khao thoát khỏi tình cảnh mù, nên khi nghe biết có Chúa Giêsu đi ngang qua, anh đã kêu lên: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin dủ lòng thương xót” (c.38). Dù người ta bảo anh hãy im đi, nhưng anh càng kêu lớn tiếng hơn. Thấy vậy, Chúa Giêsu hỏi anh: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Một câu hỏi đơn giản nhưng đòi hỏi sự đáp trả khẩn thiết và thiện tâm của con người: ý thức và nhận ra tình trạng bệnh tật của chính mình. Không những Chúa muốn người mù khẳng định ước muốn của mình, mà Ngài còn muốn anh ta trước tiên phải ý thức được tật nguyền của mình, tất cả sự tự do và tự nguyện của anh ta. Cho nên anh mù đã đáp trả lời Chúa hỏi: “Lạy Ngài cho tôi được thấy” (c.41). Chúa Giêsu khen ngợi đức tin của anh mù và đã cứu chữa anh. Sau khi được Chúa Giêsu chữa lành, anh vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa và đi theo làm môn đệ của Ngài.
Việc Chúa Giêsu làm phép lạ mở mắt cho người mù giúp các môn đệ và con người nhận ra kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Vì thế, con người muốn được chữa lành và được ơn cứu độ Thiên Chúa ban thì phải ý thức được thân phận yếu đuối, bất toàn, giới hạn của mình mà hoán cải, luôn tín thác cậy trông tin tưởng vào Thiên Chúa.
- Anh mù đáng làm gương cho chúng ta: anh ý thức mình cần Chúa, anh cố gắng hết sức để được đến gần Chúa, bất chấp mọi ngăn cản. Kết quả là anh đã được Chúa đổi mới hoàn toàn; anh còn thay đổi được lòng hẹp hòi của những người chung quanh. Nếu chúng ta làm như anh mù này thì mặc dù mọi người ngăn cản chúng ta, và mặc dù ban đầu xem ra Chúa không nghe tiếng chúng ta, nhưng cuối cùng Ngài sẽ dừng lại, ưu ái gọi chúng ta đến và biến đổi đời sống chúng ta.
- Khi người mù thành Giêrikhô lên tiếng tỏ ý muốn gặp Chúa Giêsu thì người ta quát mắng anh ta phải im đi. Phải chăng đó là tình trạng trong nhiều cộng đoàn Giáo Hội chúng ta: có biết bao người không có cơ may gặp gỡ Chúa vì chưa thấy được tình yêu thương của Giáo Hội, có biết bao người tuyệt vọng vì chưa cảm nhận được tình thương từ nơi những người môn đệ Chúa Giêsu... Chúa Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ dẫn người mù đến với Ngài. Ngày nay Ngài vẫn tiếp tục đưa ra cùng một mệnh lệnh: hãy để cho những người đau khổ, những người đang tìm kiếm được đến gần Ngài, vì chỉ có Ngài là Đấng cứu độ duy nhất, sẽ giải phóng con người thoát khỏi tội lỗi và sự chết dẫn đưa con người vào ánh sáng ân sủng và sự sống viên mãn.
- Ý thức được thân phận bất toàn và yếu đuối, ta luôn cải thiện đời sống và đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa như Mẹ Têrêsa Calcutta, dù phải nuôi dưỡng biết bao nhiêu người đói nghèo tại nhiều trung tâm của mình, Mẹ vẫn không cho ai nhân danh mình, công cuộc bác ái của mình mà tổ chức quyên góp. Mẹ biết mình thiếu thốn, nhưng Mẹ cũng tin tưởng nơi quyền năng và lòng nhân từ của Chúa dành cho những kẻ tin cậy nơi Người. Mẹ nói:“Chúng tôi không bị thiếu thốn!”. Thiên Chúa luôn chăm lo, cung cấp đầy đủ phương tiện cho Mẹ: bao người vẫn âm thầm đến giúp Mẹ.
- “Lạy Ngài xin cho tôi được thấy” (Lc 18,41). Cũng thế, ta chỉ thấy khi thực sự ta nhìn mọi người như anh em của ta. Một thiền sư hỏi các môn đệ rằng: “Lúc nào là lúc đêm tàn và ngày đến?” Nhiều câu trả lời được đưa ra: kẻ thì cho rằng đó là lúc ta có thể phân biệt từ xa một con bò với một con cừu... cuối cùng chỉ có một câu trả lời làm vừa lòng thiền sư, đó là: khi ta nhìn mọi người và nhận ra đó là anh em của ta.
- Quả thật, có những thứ ta không thể thấy được bằng mắt, nhưng chỉ thấy được bằng con tim, bằng tình yêu.
Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim con, để con thấy Chúa và nhận ra Ngài nơi những người chung quanh con.
THỨ BA TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,1-10
Chúa Gặp Ông Giakêu
Sau khi vào Giêrikhô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy, Ngài đã tỏ lòng nhân từ thương xót và gần gũi với Giakêu, một người thu thuế tội lỗi nhưng có lòng ngay và thiện chí tìm gặp Chúa và trở về với Chúa.Bài tường thuật này của riêng Luca, minh họa đề tài hoán cải, một đề tài rất được Luca ưa chuộng (x. 5,32 chú thích). Trong giai đoạn cuối của hành trình lên Giêrusalem, cuộc hoán cải của người thu thuế này làm nổi bật vai trò của Đức Giêsu: “Ngài đến để tìm và cứu những người đã mất” (c.10).
Chúng ta có thể ghi nhận hai thái độ trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Giakêu:
- Trước hết là thái độ của những kẻ tự cho mình là công chính mà khinh dể người khác, không muốn cho người khác đến gặp Chúa và nhận lãnh ơn lành của Chúa. Đó là thái độ của những kẻ lẩm bẩm trách Chúa đã niềm nở đón tiếp những người tội lỗi và ăn uống với họ, bởi vì đối với Chúa không có ai xấu xa tội lỗi đến độ không đáng hưởng lòng nhân từ tha thứ của Chúa.
- Thái độ thứ hai là thái độ của ông Giakêu, người thu thuế trưởng và giàu có. Đối với người Do Thái, người thu thuế là người tội lỗi công khai: đó là tội phản bội quê hương, cộng tác với ngoại bang, và tội gian lận tiền thuế quá mức qui định. Giakêu là người thu thuế trưởng và giàu có; sự giàu có này theo lý luận của người Do Thái chứng tỏ ông có những hành vi bất chính để làm giàu: thu nhiều, nộp ít, và như vậy ông là người tội lỗi, và như thế không thể tha thứ được. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Đấng đến để tìm và cứu những gì đã hư mất, thì đây là dịp để thể hiện tình thương nhân từ của Thiên Chúa.
Nơi con người tội lỗi Giakêu vẫn còn một khát vọng hướng về Chúa: “Ông muốn nhìn xem Chúa Giêsu đi qua”. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên, và xác nhận ngay lòng thiện chí của Giakêu. Đây chắc không phải là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên. Mà là một trong những ý định khiến Chúa Giêsu đi ngang qua Giêrikhô là để tìm cứu Giakêu. Bởi vì Chúa Giêsu đã biết rõ con người của ông và đã gọi đúng tên ông như thể đã quen biết ông từ lâu rồi. Và Chúa Giêsu đã tỏ ý muốn vào nhà thăm và ở lại với ông như một người bạn thân.
Cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu tại nhà ông Giakêu đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của ông. Ông đã khao khát gặp Chúa, và vì thế ông đã được Chúa thi ân. Bởi vì, từ một khát khao gặp Chúa đến việc hoán cải không có khoảng cách không vượt qua được, vì Chúa Giêsu có thể vượt qua khoảng cách này một khi con người đã có sẵn thái độ chờ mong Ngài đến. Thái độ của Giakêu có thể khuyến khích chúng ta trở về với Chúa. Ông đã thể hiện sự trở lại của mình bằng một hành động cụ thể thiết thực: “Này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.
Còn chúng ta, mỗi lần rước Chúa vào lòng, chúng ta cũng phải có tâm tình biến đổi đời sống bằng những công việc cụ thể như: tha thứ thay vì kết án, bác ái thay vì gây thiệt hại, tình thương thay vì ghen ghét, quảng đại thay vì ích kỷ, vị tha thay vì vụ lợi.
Trong tâm tình và bầu khí của những tuần lễ cuối năm phụng vụ, chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương biến đổi đời sống của ông Giakêu, để hàng ngày nỗ lực sám hối và quyết tâm biến đổi đời sống: không những chúng ta cần gạt bỏ những dính bén về của cải vật chất, xác thịt; lướt thắng những tiêu cực và những đam mê xấu trong cuộc sống, nhưng còn phải tích cực khao khát về Chúa, tìm kiếm Chúa và sống theo Chúa.
Trong cuộc điều tra phong thánh cho Cha Gioan Maria Vianney, toà án Hội Thánh đã mời tất cả những ai từng có dịp tiếp xúc với Thánh nhân đến đặt tay trên Phúc Âm và thề nói hết mọi sự thật, tốt cũng như chưa tốt về người. Trong số những nhân chứng được mời đến, có một bác nhà quê chất phác nói một câu đơn sơ đầy ý nghĩa: “Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một con người”.
Ước gì, mỗi lần rước lễ, chúng ta cũng phải tỏ lòng khao khát và tin tưởng Chúa ngự vào nhà linh hồn mình bằng tâm tình sám hối và quyết tâm biến đổi đời sống cho phù hợp với phẩm giá là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
THỨ TƯ TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,11-28
Dụ Ngôn Mười Nén Bạc
Trên đường lên Giêrusalem để thi hành sứ vụ, khi còn đang lưu lại tại nhà ông Giakêu tại Giêrikhô, Chúa Giêsu đã rao giảng dụ ngôn “Mười Nén Bạc” này.Ý nghĩa dụ ngôn các nén bạc:
- Thiên Chúa trao cho mỗi người số nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít.
- Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người sử dụng những nén bạc đó. Bởi thế người đã lãnh mười nén và người đã lãnh năm nén mà sử dụng tốt đều được thưởng như nhau là “vào hưởng sự vui mừng của chủ” (Mt 25,14-30)
Cách sử dụng tốt những nén bạc là làm cho chúng sinh lời. Sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ: người ấy biết chủ tín nhiệm mình, nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Trong khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang nắm quyền xét xử và dứt khoát hành xử vương quyền Nước Thiên Chúa, vào giây phút cuối cùng của lịch sử. Tin Mừng hôm nay được Thánh Luca kể lại dụ ngôn về một người quí tộc trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền đã trao cho các đầy tớ các nén bạc, và nhấn mạnh đến thái độ tích cực trong việc chờ đợi Chúa đến.
Nếu dụ ngôn về “Mười Người Trinh Nữ” đi đón chàng rể (Mt 25,1-13) nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực tỉnh thức chờ đợi chàng rể, với đèn còn cháy sáng khi chàng rể đến, vào lúc mọi người không ngờ trước, thì “Dụ Ngôn Nén Bạc” giải thích rõ hơn về sự chờ đợi tích cực phải như thế nào? Sự kiện ông vua trở về cũng như việc thăng thưởng diễn tả rất rõ ràng ngày trở lại vinh quang của Đức Kitô. Tuy nhiên, không phải là ngay lập tức như các môn đệ và người Do Thái đã lầm tưởng. Sứ điệp của dụ ngôn cho thấy, để có được phần thưởng nơi Nước Thiên Chúa thì ngay từ bây giờ mọi người cần phải dấn thân hoạt động làm lợi thêm cho những tài năng đã lãnh nhận, trước khi Đức Giêsu trở lại.
Người chủ trong dụ ngôn trao những nén bạc cho đầy tớ, hiểu như chính Chúa Kitô trao cho mỗi người những tài năng khác nhau. Chúng ta không được lười biếng, nhưng phải bắt chước những người đầy tớ tốt, ngay khi được trao phó nén bạc, tức là những ơn Chúa ban phần hồn phần xác, phải mau mắn sanh lợi tức là làm sáng danh Chúa và mưu ích cho phần rỗi bằng những công việc lành phúc đức. Trong ngày Cánh Chung, những người đầy tớ tốt như vậy sẽ được tham dự vinh quang Nước Trời, còn những kẻ lười biếng sẽ bị phạt nơi tối tăm đời đời.
Lời Chúa chính là những hạt giống đã được gieo vào trong tâm hồn mỗi người, chúng ta không được phép để nó nằm yên, cũng không được chôn vùi nó trong kho tàng tri thức hay trong một vài hành vi đạo đức bên ngoài. Trái lại, chúng ta phải làm cho Lời Chúa tác động vào cuộc sống của chúng ta theo tâm tình và tinh thần của Chúa.
- Mỗi Kitô hữu đã được Chúa trao cho ngọn đèn cháy sáng của đức tin trong ngày lãnh Bí tích Rửa Tội. Đó là gia sản lớn nhất để bảo lãnh cho chúng ta vào Nước Trời. Vậy chúng ta có bổn phận phải giữ gìn ngọn đèn đó được cháy sáng mãi, tức là giữ vững đức tin, và làm lan tỏa ánh sáng đó ra chung quanh, làm phát triển đức tin qua cuộc sống hằng ngày.
Thật vậy, những nén bạc được nhận lãnh từ Chúa không phải chỉ để dành riêng cho chúng ta, mà là cho tất cả. Chúng ta không phải là chủ các tài năng của mình, nhưng chỉ là quản lý mà thôi. Do đó, cần phải sử dụng tối đa để phục vụ Thiên Chúa và anh em xung quanh. Đạo Chúa đòi hỏi chúng ta phải dấn thân trong xã hội như “men trong bột”.
Chúng ta cũng có thể hiểu nén bạc là đức tin. Đức tin được ban cho chúng ta một cách nhưng không, nhưng không bởi vì chúng ta có được đức tin không do bất cứ công lao nào của chúng ta. Một niềm tin được chia sẻ là một niềm tin sống động, một niềm tin chôn cất sẽ là một niềm tin bị mai một và chết dần.
Như thế, dụ ngôn “Những Nén Bạc” cho ta thấy: trên đời này, mỗi người chúng ta là một quản lý của Chúa, phải sinh lời những nén bạc tùy theo vốn Chúa ban. Quản lý đúng là sử dụng ơn Chúa theo chủ đích của Chúa ban các ơn ấy: các ơn trong lãnh vực tự nhiên như tài năng, sức khỏe, tiền của...; các ơn phần hồn như ơn thánh sủng, ơn hiện sủng được thông ban qua các bí tích... Thời gian quản lý là cuộc sống mỗi người, người tôi tớ khôn ngoan và trung thành sẽ được Chúa trọng thưởng.
Ước gì lời ông chủ nói với đầy tớ, cũng là Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay: “Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi! vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành”. “Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25,23).
THỨ NĂM TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,41-44
Đức Giêsu Thương Tiếc Thành Giêrusalem
- Cuộc hành trình đi Giêrusalem được kết thúc bằng một cuộc khải hoàn long trọng tiến vào thành Giêrusalem (19,29-40). Nhưng khi đến gần, nhìn thấy thành Giêrusalem, Chúa thấy trước thành này sẽ bị tàn phá (c.44), cũng là báo trước một cuộc phán xét lịch sử, báo trước cuộc phán xét trong ngày Cánh Chung, nên Chúa Giêsu thốt lên những lời than tiếc cho Giêrusalem.- Thành Giêrusalem tượng trưng cho dân Do Thái và cho tất cả những người được Thiên Chúa ưu ái nhưng đã phụ lòng Ngài nên cuối cùng phải gánh lấy số phận bi thảm. Bởi vì họ đã:
- Không nhận ra những gì đem lại bình an.
- Không nhận biết thời được Thiên Chúa viếng thăm.
Vì thế, họ không nhận biết để cám ơn, sử dụng, tìm hiểu ý Chúa muốn họ làm gì khi ban những ơn ấy.
Biến cố được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay đi liền sau biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem giữa những lời tung hô của dân chúng. Tiếc rằng họ đã không nhận ra Đấng Mêsia hôm nay đã ngự đến; Ngài là thủ lãnh của bình an. Đức Giêsu xót xa cho số phận Giêrusalem. Ngài thương tiếc cho họ không nhận biết sứ điệp bình an mà chính Ngài hôm nay đã đem lại cho họ. Vì thế, Ngài đã thốt lên: “Phải chi hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi”. Lời này của Chúa Giêsu rất giống với lời thánh vịnh đầu tiên chúng ta đọc mỗi sáng “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người và đừng cứng lòng nữa” (Tv 94). Lời này mỗi ngày nhắc nhở chúng ta nhận biết tiếng Chúa nói với chúng ta suốt ngày, và chúng ta đừng cứng lòng như thành Giêrusalem xưa.
Giêrusalem không đón nhận bình an do Đấng Mêsia đem tới. Đức Giêsu đến giải hòa giữa dân với Thiên Chúa, giữa dân riêng với dân ngoại. Nhưng Giêrusalem chối từ Chúa Kitô, thủ lãnh bình an. Hậu quả họ gánh chịu là thành bị bao vây cho đến ngày bị sụp đổ hoàn toàn.
Dân hằng mong đợi Thiên Chúa đến viếng thăm, nhưng nay Đức Giêsu, sứ giả của Thiên Chúa, Đấng Mêsia đến viếng thăm, thì dân lại từ chối. Người Do Thái hiểu theo Cựu ước, Thiên Chúa viếng thăm: hoặc là để trừng phạt, hoặc để ban ơn phúc. Đức Giêsu cho thấy rõ viếng thăm là để cứu độ, tức là ban ơn phúc. Vì thế, dân Do Thái phải chịu trách nhiệm về thái độ từ chối Đấng Mêsia, vì các ngôn sứ đã loan báo thân thế và hoạt động của Ngài. Đức Giêsu đến hoàn thành lời sấm của các ngôn sứ. Ngài đã loan báo Tin Mừng và làm các dấu lạ kèm theo minh chứng cho sứ vụ của Ngài. Dân đã loại bỏ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ loại bỏ Giêrusalem, lời loan báo có tính cách tiên tri này đã xảy ra vào năm 70, do quân Roma tàn phá Giêrusalem.
Lời loan báo này, một đàng cảnh tỉnh những Kitô hữu đang sống cuộc đời phản lại phẩm giá và bổn phận người Kitô hữu; đàng khác, cũng nhắn nhủ mọi Kitô hữu phải tỉnh thức sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong giờ chết của mình.
Chúa Giêsu đã khóc thương dân thành Giêrusalem vì Ngài thấy trước hình phạt sẽ giáng trên họ. Cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta sa ngã phạm tội, từ chối tình thương của Chúa. Cảm nghiệm được tình thương yêu quảng đại của Chúa như vậy, chúng ta ý thức mình là kẻ tội lỗi, cần phải mau mắn sám hối để biến đổi cuộc sống cho phù hợp với hồng ân quảng đại tha thứ của Chúa. Quả thực, chúng ta đang bị các dục vọng của xác thịt, bị các đam mê về vật chất và danh vọng, và bị những lôi cuốn của thế gian che khuất con mắt của đức tin và tiếng gọi của lương tâm công chính, khiến chúng ta không nhận ra ý Chúa, không đáp lại ơn Chúa cho xứng hợp. Vậy chúng ta phải mau mắn ăn năn sám hối ngay ngày hôm nay. Chính tội lỗi đem lại bất ổn cho tâm hồn, cho xã hội. Chỉ khi nào loại trừ được tội lỗi, tâm hồn mới bình an, xã hội được yên lành. Chỉ khi đó, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu quan phòng của Chúa đối với mỗi người chúng ta.
Một buổi trưa hè nóng bức, Thánh Phanxicô Assisi sau khi đi đường mệt nhọc đã tìm được một chỗ nghỉ chân rất thoải mái. Chỗ đó là dưới gốc cây có tàng lá che mát, bên dưới là một dòng nước trong lành mát rượi. Thánh nhân rửa tay rửa mặt xong xuôi ngả mình dưới tàng lá. Bỗng dưng người bật khóc, vì người nghĩ rằng: từ không biết bao đời, Chúa đã biết hôm nay mình đến đây, Chúa biết mình mệt, cho nên Chúa đã đặt sẵn ở đây một bóng mát, và một dòng suối để cho mình nghỉ ngơi.
Trong tâm tình của những tuần lễ cuối năm phụng vụ, chúng ta hãy sám hối, chúng ta hãy thành tâm kiểm điểm đời sống để trở về với tình yêu của Chúa. Nhất là giờ đây chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa sẽ đến thăm chúng ta nơi bàn tiệc Thánh của Ngườ
THỨ SÁU TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 19,45-48
Đức Giêsu Thanh Tẩy Đền Thờ
- Trong cuộc khải hoàn sáng ngày lễ lá (19,28-38) dân Thiên Chúa đã tuyên dương Đấng Thiên Sai, là vua dân Do Thái, là con vua Đavít, nhân danh Thiên Chúa mà đến. Và Chúa Giêsu đã vào thẳng đền thờ Thiên Chúa, để tỏ rõ ý nghĩa vương quyền của Ngài là hoàn toàn phục vụ Chúa Cha, hầu bảo đảm một phụng tự xứng đáng với Thiên Chúa. Vì vậy Đức Giêsu đã phải thanh tẩy đền thờ và đặt lại phụng vụ qua việc Ngài xua đuổi những người buôn bán ở sân đền thờ.- Cử chỉ và hành động của Đức Giêsu có thể được hiểu ở nhiều bình diện:
(1) Có quyền hủy bỏ việc tế tự trong đền thờ Giêrusalem.
(2) Tượng trưng việc thanh tẩy đền thờ, mà người Do Thái đợi chờ từ khi An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nô (167 trước CN) và Pom-pê (63 trước CN) làm cho ra ô uế.
(3) Hoặc nữa là phản đối việc mua bán một cách quá bất kính ở một nơi thờ phượng.
Đền thờ Giêrusalem luôn được gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân Do Thái. Ngay từ lúc được vua Salômon xây cất khoảng năm 950 TCN. Đền thờ Giêrusalem đối với người Do Thái luôn đóng một vai trò quan trọng vừa chính trị, vừa tôn giáo, đây là nơi biểu trưng cho sự thống nhất quốc gia và là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel. Chính vì thế, sau khi tiến vào Giêrusalem, Chúa Giêsu vào đền thờ và theo trình thuật Tin Mừng của Luca hôm nay, Ngài thực hiện việc thanh tẩy đền thờ, xua đuổi những người lạm dụng đền thờ.
Đền thờ là nơi cầu nguyện, nhưng đã bị trần tục hóa, bị con người biến thành hang trộm cướp, nơi lường gạt nhau; đây là một sự xuống dốc tinh thần không thể nào chấp nhận được. Trong biến cố đuổi con buôn ra khỏi đền thờ, tác giả Luca xem ra nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu hàng ngày đến giảng dạy tại đền thờ và có nhiều người chăm chú lắng nghe Ngài. Như thế, Luca nhấn mạnh đến dung mạo trung tâm của Chúa Giêsu tại đền thờ thay thế các luật sĩ và tư tế; giai đoạn mới đã đến, đó là gia đoạn mà theo trình thuật Gioan, Chúa Giêsu đã loan báo cho người phụ nữ Samari nơi bờ giếng Giacob: “đã đến lúc những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những kẻ thờ phượng Ngài như thế”. Sự thật đó được mặc khải nơi Chúa Giêsu, và thần khí đó là thần khí của Chúa Giêsu được ban xuống tràn đầy cho các môn đệ.
Qua cử chỉ thánh tẩy đền thờ khỏi sự lạm dụng của những người Do Thái thời đó, và hàng ngày giảng dạy tại đền thờ, Chúa Giêsu nói lên cho mọi người biết giai đoạn mới đã bắt đầu: Đền thờ xét như một tòa nhà, bàn thờ, những lễ vật có giá trị nhưng tự chúng chưa đủ, cần phải có một yếu tố quan trọng khác nữa để thờ phượng Thiên Chúa hằng sống, đó là đức tin cá nhân của người đến đền thờ dâng lễ vật, và đức tin của cộng đoàn cùng nhau tôn thờ Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa xót thương chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách xứng hợp để anh em thờ phượng Người” (Rm 12,1).
Chúa Giêsu lặp lại lời Tiên tri Giêrêmia: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” để nhắc nhở chúng ta không được làm những việc bất xứng khi đến nhà thờ phụng sự Thiên Chúa như: lo ra chia trí, vụ hình thức, ích kỷ, kỳ thị, tranh giành khoe khoang, chia rẽ cộng đoàn. Nhưng chúng ta hãy chăm chú nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa mỗi khi tham dự phần phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ.
Chúng ta hãy đặt Chúa vào đúng chỗ dành cho Ngài nơi chính đền thờ tâm hồn chúng ta, để mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sống động cho người khác nhận biết và gặp gỡ Chúa.
THỨ BẢY TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 20,27-40
Có Sự Sống Lại
- Nhóm Sađốc không tin vào cuộc sống đời sau; đối với họ chết là hết. Vì thế, họ đã đặt ra câu hỏi chất vấn Chúa Giêsu.- Trong câu trả lời, Chúa Giêsu vừa xác nhận có cuộc sống đời sau, vừa cho biết ý nghĩa của cuộc sống ấy:
* Đời sau người ta sẽ bất tử, do đó không cần lưu truyền nòi giống, cho nên cũng không cần cưới vợ lấy chồng.
* Hạnh phúc duy nhất và cũng là quan tâm duy nhất của người sống đời sau là được ở gần Chúa để phụng thờ Chúa, như các Thiên Thần vậy.
Sự sống, thân xác và tất cả những gì con người có được, nó phải được bảo toàn và trân trọng. Chính cung cách sống và hành xử của con người trong cuộc sống hiện tại định đoạt số phận tương lai của họ: được cứu độ hay bị trầm luân đời đời. Bởi vì cuộc sống của con người không kết thúc với cái chết của thân xác trên trần gian này; sau khi chết, thân xác và linh hồn con người mới bắt đầu cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, một cuộc sống hoàn toàn biến đổi, một cuộc sống phục sinh.
Đó cũng là sự thật Chúa Giêsu khẳng định khi trả lời cho một số người thuộc nhóm Sađốc, như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.
Vào thời Chúa Giêsu, giới lãnh đạo Do Thái chia thành nhiều nhóm khác nhau. Liên quan đến sự sống lại, số người thuộc nhóm biệt phái tin rằng cuộc sống sau khi chết cũng giống cuộc sống trước đó trên trần gian này, nghĩa là con người cũng ăn uống, buôn bán, sống đời vợ chồng, nhưng chỉ có sung sướng mà thôi; Tuy nhiên một số khác thì tin rằng cuộc sống sau cái chết là cuộc sống hoàn toàn biến đổi. Còn nhóm Sađốc thì không tin vào cuộc sống đời sau; đối với họ chết là hết: họ dựa trên luật Do Thái buộc người em phải lấy chị dâu để đảm bảo cho anh mình có con nối dõi tông đường, nếu người anh chết mà chưa có con. Họ đặt ra trường hợp bảy anh em nhà kia cùng lấy một người đàn bà và hỏi Chúa Giêsu: khi sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai? Chúa Giêsu khẳng định cuộc sống phục sinh hoàn toàn được biến đổi và không giống như cuộc sống trên trần gian này như một số người biệt phái tưởng nghĩ: do đó, mọi tương quan giữa con người với nhau cũng sẽ được biến đổi và tan hòa trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cũng như mang sắc thái và chiều kích của tình yêu ấy, vì thế, mọi cách diễn tả và biểu lộ trong các liên hệ cuộc sống trần gian khi đó không còn ý nghĩa nữa.
Mấy năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ đã rất chú ý đến hiện tượng mà họ gọi là “kinh nghiệm cận tử” (Near death experience): nhiều người vì một tai nạn hay một lý do nào đó mà ngất đi trong một thời gian khá dài. Về mặt thể lý, coi như họ đã chết. Nhưng sau đó họ sống lại. Các bác sĩ đã phỏng vấn 1370 người ấy. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Cuộc sống ở “Cõi bên kia” hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không ai ham muốn kiếm tiền bạc, danh vọng lạc thú gì nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương quảng đại, phục vụ mọi người (Tóm bài của Willie Hoffsuemmer).
Lạy Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, xin ban cho con sự sống của Ngài, sống vì yêu và sống cho tình yêu.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh