Trong bài giảng, sau khi suy tư về sự tử đạo và nền văn minh Kitô giáo của tình yêu, Đức Hồng y Amato đã nhắc nhớ rằng Giáo hội tại Nhật bản đã được chúc lành với chứng tá rạng ngời của nhiều vị tử đạo và chính chân phước Ukon là một chứng nhânphi thường của đức tin Kitô giáo trong những thời gian khó khăn, của chống đối và bách hại.”
Đức Hồng y cũng nhắc lại cuộc đời của tân chân phước và hoạt động của người cỗ vũ Tin mừng không mệ mỏi ở Nhật bản. Đức Hồng y miêu tả các nét nổi bật của chân phước: “Được giáo dục về danh dự và lòng trung thành, một chiến binh thật sự của Chúa Kitô, không phải với các thứ vũ khí mà ngài là chuyên viên, nhưng bằng lời nói và gương mẫu.”
Đức Hồng y kêu gọi, cũng như chân phước Ukon, đừng xem Tin mừng là điều xa lạ với văn hóa Nhật bản. Nhưng như các thừa sai dòng Tên, ngài tránh những tranh cải biện hộ. Ngài sống đức tin của mình và sống đức tin như người Nhật bản, làm cho các truyền thống của nền văn hóa của mình được phát triển.
Đức Hồng y kết luận: “Việc phong chân phước cho Ukon là một hạt giống mà Chúa Quan phòng gieo vãi ở Nhật và trên thế giới. Gương mãu của vị chân phước thúc đẩy tất cả chúng ta sống đời sống đức tin và trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.”
(Hồng Thủy, RadioVaticana 07.02.2017/
Asia News 07/02/2017)
Asia News 07/02/2017)