Chỉ số thông minh giảm, ngôn ngữ nghèo nàn và suy nghĩ tàn rụi

agefi.com, Christophe Clavé, 2019-11-17

Hiệu ứng Flynn, được đặt theo tên của nhà thiết lập James R. Flynn, thịnh hành cho đến những năm 1960. Nguyên tắc của Hiệu ứng là Chỉ số Thông minh (IQ) trung bình tiếp tục tăng trong dân số. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, các nhà nghiên cứu khoa học về nhận thức dường như chia sẻ quan sát về sự đảo ngược của hiệu ứng Flynn và sự sụt giảm chỉ số IQ trung bình.

Chủ đề vẫn còn được thảo luận và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong gần bốn mươi năm nay, nhưng không vì vậy mà tranh luận giảm đi. Có vẻ như mức độ thông minh được đánh giá bằng các trắc nghiệm IQ đang giảm ở các nước phát triển nhất và có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân.

Ngoài sự suy giảm rất đáng tranh luận về chỉ số thông minh trung bình này còn thêm sự nghèo nàn của ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự thu hẹp mức sử dụng từ vựng và sự nghèo nàn về ngôn ngữ. Nó không chỉ là việc giảm vốn từ vựng được dùng, mà còn giảm về các tinh tế của ngôn ngữ giúp chúng ta có thể phát triển và hình thành một suy nghĩ phức tạp.

Sự biến mất dần dần của các thì (chủ ngữ, quá khứ đơn, quá khứ chưa xong, các hình thức dùng thì tương lai, quá khứ phân từ…) để đưa đến suy nghĩ trong thì hiện tại, bị giới hạn vào chuyện tức thời, không có khả năng phóng chiếu trong thời gian. Sự khái quát hóa cách xưng hô thân thuộc, sự biến mất các chữ viết hoa, các dấu chấm phết đều là những cú chí tử đánh vào cách diễn đạt tinh tế. Bỏ đi chữ “mademoiselle” (cô gái chưa hoặc không lập gia đình trong tiếng Pháp) không chỉ làm mất thẩm mỹ một từ, mà còn gợi lên một suy nghĩ, không có khác biệt nào giữa một em bé gái và một phụ nữ.

Ít từ hơn và ít động từ được chia, có nghĩa là ít khả năng diễn tả cảm xúc hơn và ít cơ hội để suy nghĩ thấu đáo hơn.

Các nghiên cứu cho thấy một phần sự hung bạo trong các lĩnh vực công cộng cũng như riêng tư bắt nguồn trực tiếp từ việc không có khả năng diễn đạt cảm xúc.

Không có từ ngữ để xây dựng một lập luận cho một suy nghĩ phức tạp sẽ bị cản trở, thậm chí là không thể được, đây là chủ đề thiết thân của triết gia Edgar Morin. Ngôn ngữ càng kém thì tư tưởng càng không có.

Lịch sử có nhiều ví dụ và bài viết, từ Georges Orwell năm 1984 đến Ray Bradbury trong Fahrenheit 451 đã nêu lên, làm thế nào các chế độ độc tài đã cản trở mọi suy nghĩ bằng cách giảm thiểu và bóp méo số lượng và ý nghĩa của từ ngữ như thế nào. Không có tư duy phản biện mà không cần suy nghĩ. Và không có suy nghĩ mà không có chữ. Làm thế nào để xây dựng một suy nghĩ giả thuyết-suy diễn mà không cần nắm vững các thì điều kiện? Làm thế nào để nói đến tương lai mà không chia động từ ở thì tương lai? Làm thế nào để nắm bắt tính thời gian, sự liên tiếp của các yếu tố trong thời gian, dù là quá khứ hay vị lai, cũng như khoảng thời gian tương đối của chúng, mà không có ngôn ngữ tạo ra sự khác biệt giữa những gì có thể có, những gì đã từng, những gì là, điều gì có thể là, và điều gì sẽ xảy ra sau những gì có thể xảy ra đã xảy ra? Nếu có một lời kêu gọi chung phải được nghe bây giờ, thì đó là lời kêu gọi xin các bậc cha mẹ và thầy cô giáo: hãy làm cho con cái, học sinh của quý vị đọc và viết.

Dạy và thực hành ngôn ngữ dưới các hình thức đa dạng nhất của nó, dù đôi khi có vẻ và nhất là khi nó phức tạp. Bởi vì trong nỗ lực này mới tìm được tự do. Những người luôn giải thích cần phải đơn giản hóa chính tả, tẩy quét các “khiếm khuyết” của ngôn ngữ, xóa bỏ giống đực giống cái, các thì, các sắc thái, tất cả những gì tạo phức tạp là những người đào mồ chôn tinh thần con người. Không có tự do mà không có các đòi hỏi. Không có vẻ đẹp mà không có ý nghĩ về cái đẹp.

Christophe Clavé, Giáo sư chiến lược và điều hành trường Thương mại Kinh tế, Inseec Bee.

Marta An Nguyễn dịch
Share:

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

Bài viết mới

Bài xem nhiều

NÊN ĐỌC

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter