«Chúa Kitô là một người hạnh phúc»

famillechretienne.fr, Diane Gautret, 2016-11-18
Linh mục Bernard Sesboüé, Dòng Tên, là một trong các nhà thần học đương đại lớn, tác phẩm của cha tươi sáng và vẫn còn truy cập được. Giêsu. Đây là người, không ra ngoài luật thường. Bài phỏng vấn.Trong quyển sách mới nhất của mình, Linh mục Bernard Sesboüé trở lại đề tài nhân tính của Chúa Kitô. Linh mục giải thích: «Nếu nói Chúa Giêsu đúng thật là người, chia sẻ thân phận làm người của chúng ta, được công nhận là Thiên Chúa trong nhân tính của mình thì chưa đủ. Nhưng cần thiết phải nói lên, Giêsu đúng thật là người đích thực». Điều này để cho thấy sự xuất sắc độc đáo của cuộc sống trần thế của Ngài, trong tất cả các hành vi, cử chỉ, giọng nói, cái nhìn của Ngài. Ngài đảm trách tất cả tầm mức ơn gọi làm người của mình.

Khó để nói về Chúa Giêsu mà không ngoại suy không đúng cách, đúng thời…

Qua nhiều thế kỷ, sách vở, tác phẩm nghệ thuật đều nhấn mạnh đến thiên tính của Chúa Kitô. Sau đó, với các phong trào của những năm 1970, người ta muốn làm cho Chúa Kitô thành một loại biểu tượng có tính cách hippy một chút, vừa chủ hòa vừa phản kháng, hay thành một siêu anh hùng với năng lực siêu phàm. Ngoại suy, thêu dệt, chỉ là các phóng chiếu.

Tôi đứng về phía ngược lại khi chú giải Phúc Âm với một sự cẩn trọng vô cùng. Tôi tham khảo cụm từ «trong sáng» của nhà thần học Dòng Tên Léonce de Grandmaison (1868-1927), ngài tóm gọn về con người của Chúa Kitô trong hai chữ này. Lời Chúa Kitô không mập mờ, đời Chúa Kitô không bóng mờ. Không dấu vết của việc hoán cải, ngược với các thánh. Tôi cố gắng xem, làm thế nào để kiểm chứng sự minh bạch này trong suốt mọi giai đoạn trong đời sống của Ngài.

Nói gì để được trung thực nhất về «nhân cách» Chúa Kitô?

Rõ ràng, đơn giản, thẳng thắn, trung thành, tuyệt đối bất vụ lợi, đó là những chữ đầu tiên đến trong đầu tôi. Có thể thêm vào tính kín đáo và khiêm tốn. Các phép lạ có thể là một cái bẫy. Nó sẽ trượt dễ dàng và rơi vào sự sùng bái cá nhân. Nhưng trong suốt cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, Ngài trốn hết mọi quảng cáo: Ngài thay đổi nơi ở, để ý đến việc đổi mới công chúng đi theo mình, ngài về nương náu ở vùng núi. Đó là điều rất nổi bật. Chữa lành và phép lạ không bao giờ cho thấy đó là biểu dương quyền lực của mình. Nhưng đó là dấu hiệu của sự dịu dàng của Thiên Chúa, để nhấn mạnh cho hành vi đức tin. Chúng ta cũng có thể dừng lại ở những lúc im lặng của Chúa Kitô, cả đến trong sự Thương Khó của Ngài. Thậm chí khi bị đóng đinh vào thập giá, Chúa Giêsu cũng giữ im lặng, khi Ngài bị hành quyết đến mất hết tất cả nhân phẩm khi bị tra tấn, đặc biệt khi thiếu dưỡng khí làm cho sự đau khổ trở nên không thể chịu nổi và còn bị thóa mạ. «Quả thật người này là Con Thiên Chúa,» viên đội trưởng đã phải nói lên trước sự im lặng lạ thường này.

Chúng ta có thể nào phản bác Chúa Giêsu đã nhiều lần «nổi nóng lên» không?

Chúng ta phải hiểu bản chất của sự tức giận của Ngài trước các con buôn của Đền thờ, khi Ngài dùng roi và lật đổ bàn của những người buôn bán. Cảnh thật là kinh ngạc nên cả bốn thánh sử đều ghi lại, tất cả thấy cần thiết phải biện minh cho hành vi này bằng một câu trích trong Sách Thánh: bạo lực của Chúa Giêsu để đáp lại bạo lực của sự ô uế.

Mặt khác, tại sao Chúa Giêsu công kích mãnh liệt các người pharisêu, gọi họ là «nòi rắn độc»? Ngài thiếu lòng thương xót sao? Thái độ của Chúa ở đây làm cho chúng tôi ngại. Nhưng sẽ là sai lầm nếu hiểu theo nghĩa đen. Theo truyền thống Kinh Thánh, cách nói này là cách nói văn chương ngôn sứ. Trong Phúc Âm Thánh Máthêu, Chúa Giêsu tuyên bố và lên án bất hạnh cho những ai nói mà không làm theo những gì mình nói. Chúng ta đừng bị chướng tai gai mắt nếu cơn thịnh nộ của Chúa xâm chiếm nhân tính của Ngài, chỉ vì Ngài muốn cảnh cáo, để cho chúng ta biết mà phải lên án tội lỗi. Việc cứu độ của Chúa Giêsu vẫn là một bi kịch giữa Chúa và con người.


Sự trinh tiết của Chúa Kitô và cái nhìn hoàn toàn trong sáng của Ngài đối với phụ nữ làm cho tôi không ngừng thắc mắc.

Trong những năm 1960, bà Ida Gưrres, một nữ trí thức công giáo nổi tiếng người Áo đã chất vấn: «Sự trinh tiết của Chúa Kitô là một bí ẩn. Tại sao sự Nhập thể lại chỉ khéo tránh một lãnh vực trong trải nghiệm nhân bản này, một trải nghiệm trọng tâm và gần như không tránh được? Tại sao truyền thống lại loại ra một cách khắc nghiệt mọi nghi ngờ của thứ trật này?». Các tư tưởng có ý xấu vẫn tiếp tục hình dung một mối tình thơ mộng với bà Maria Mađalêna, dựa trên một chú giải sai của ngụy thư của thuyết trực tri; quên rằng thuyết trực tri coi thường xác thịt. Nếu Chúa Giêsu đã phải «quản lý» tình cảm riêng và tình dục của mình thì Ngài vẫn là một người đàn ông đồng trinh, do ơn gọi và do mình quyết định.

Có những khía cạnh khác vẫn còn bí ẩn?

Còn, phải chấp nhận có một vài chuyện chúng ta không biết, không những chỉ vì bối cảnh văn hóa liên hệ đến cuộc đời Chúa Giêsu xa lạ với chúng ta, nhưng vì đời sống siêu nhiên (mối quan hệ giữa Chúa Cha, ma quỷ cám dỗ trong sa mạc) của Ngài thì không thể dò tìm được. Dự kiến một hành động do ma quỷ thực hiện trên một người vô tội như Chúa Giêsu thì còn khó hơn là các kinh nghiệm của chúng ta về cám dỗ, nó luôn để lại trong lòng chúng ta một ngờ vực lớn lao: chúng ta có ưng thuận hay không, dù cho chỉ một giây cho cám dỗ không? Vậy sự thông đồng này không có ở Chúa Giêsu. Bí ẩn này đối với chúng ta là không thể nhận ra được.

Làm thế nào lượng định được đại trí của Chúa Kitô?

Tôi nghĩ Chúa Giêsu có kiến thức của một đứa trẻ do thái của thời mình, sinh ở Nadarét chứ không phải sinh ở Alexandria, nên có một trình độ văn hóa hạn chế dù sự thông hiểu Thánh Kinh của Ngài được công nhận. Ngài có trí năng thiêng liêng và đầy lòng dịu dàng, vượt và bao trùm hết những gì theo truyền thống hiểu về chữ «thông minh» (khả năng tổ chức các thứ bậc theo hiểu biết, trí tuệ nhanh nhẹn, biết lượng định các hoàn cảnh, vv.). Đó là một người có tấm lòng, cụ thể và vô cùng nhạy cảm.

Sự tế nhị của trí thông minh của Ngài ở trong các đối thoại kể cả các đối thoại trong Sự Thương Khó, Ngài không bao giờ để mình bị mất kiểm soát và luôn tìm một cách có ý nghĩa để phản ứng.

Chúa Giêsu đã có thể là một ẩn sĩ nhưng ngài chọn thông phần «đi cùng thế gian», giữ một khoảng cách đúng…

Trong thực tế Chúa Giêsu đã không muốn sống như một ẩn sĩ hay một nhà tu khổ hạnh như Thánh Gioan Tẩy Giả, Ngài còn bị cho là người thích ăn uống và rưọu chè say sưa. Trong nhiều Phúc Âm mô tả Ngài bỏ nhiều thì giờ ở bàn ăn! Vai trò của bữa ăn rất quan trọng, được xem như một cách hiệp thông về mặt nhân bản cũng như thiêng liêng, vì nó dẫn đến Bí tích Thánh Thể. Ơn cứu độ thông qua nhiệm thể Chúa Kitô, mẹ của các bí tích trong Giáo hội. Nơi Ngài sự tiếp xúc thể lý mang giá trị thiêng liêng. Cũng cần làm nổi bật tất cả chất thơ của các Phúc Âm trong việc mô tả thế giới trần gian…

Nơi gì là gương mẫu của Chúa Kitô cho nhân loại?

Chúa Giêsu là một con người hài hòa, Ngài không giao động, không lo lắng về mình, không mâu thuẫn, không va chạm. Thông minh, quyết tâm, xúc cảm, nhạy cảm, tương quan với Chúa và với con người, tất cả ở trong một thế quân bình trọn hảo.

Theo nghĩa này, Chúa Giêsu là một người hạnh phúc. Ngài hoàn thiện ơn gọi mà trước đây là ơn gọi của Ađam. Cách Ngài sống, cách Ngài nói chuyện nói lên một hạnh phúc nào đó được làm người. Điều này không có nghĩa là không có những của đấu tranh. Cảnh hấp hối của Ngài ở Núi Cây Dầu thật ấn tượng. Nó cho chúng ta thấy Ngài chịu đau khổ đến giới hạn cuối cùng của con người.
Giêsu. Đây là người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Share:

Bài viết mới

Bài xem nhiều

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

ĐỌC KINH THÁNH

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter