lavie.fr, Jean-Pierre Denis, chủ bút, 2016-12-21
«Mọi giày lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu: sẽ bị đem thiêu làm mồi cho lửa. Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã ban tặng cho ta.» (Is 9: 4-5) Bài thơ tuyệt hay. Nhưng bài thơ được tiên tri Isaia viết từ ba ngàn năm nay và thường bị một chút nghi ngờ nào đó. Thời buổi nặng nề của chúng ta không ở ngoài luật trừ. Hòa bình? Công chính? Bạn nói gì? Gần như không thể nào viết bài xã luận về Giáng Sinh khi Berlin đang khóc cho vụ tấn công đẫm máu, khi Syria bị đè nát dưới bạo lực, khi nhiều gia đình còn ngủ ngoài hè phố chúng ta. Dù vậy, sứ điệp Giáng Sinh đúng là sứ điệp của một đức tin trong chuyện không thể tin được. Hay đúng hơn, chuyện không thể tin được này tác động trong trọng tâm của đức tin, để một ngày mặc khải cho ai sẵn sàng với sự trong sáng của một ngôi sao nhìn thấy được. Chúa đến, Hoàng tử của bình an đến. Bởi Ngài, theo lời hứa của Ngài với chúng ta, «tất cả nghệ nhân hòa bình được gọi là con của Chúa».
Tri thức hơn, lời thư của Thánh Phaolô gởi ông Ti-tô cũng cùng một ý: «Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người» (Tt: 2: 11). Nhưng ở đây cũng vậy, người ta cũng hoài nghi, người ta cũng vấp phải, không phải chỉ vì lời trừu tượng. Tiếng động ồn ào của thời buổi chúng ta như nghiến nát hết. Ai còn nghe «ân sủng» và «cứu độ»? Với những người xa lạ với đức tin, lương dân của các thế kỷ đầu tiên, những người «giải phóng» hay bất khả tri của thời buổi này, các tín hữu kitô mệt mỏi với Giáo hội của mình, chắc chắn các câu này trở nên phi lý, u ám. Được cứu? Cứu gì! Từ ngày quý vị loan báo tin mừng cho chúng tôi… Quý vị có thấy tình trạng của đất nước chúng tôi không, hỡi quý vị? Xin quý vị gói lại sự phổ quát cao lớn tự cho mình «cứu nhân loại» lại giùm. Tốt hơn là cố gắng tự mình thoát ra đàng sau bức tường.
«Sống»? Cuối cùng, đó vẫn là công việc cao cả nhất và khó khăn nhất.
Để thu xếp cho ổn thỏa, chính Thánh Phaolô cũng phải bớt tham vọng của mình ở một vài hàng sau đó. Bây giờ đề nghị của ngài vượt ra ngoài chủ đề, thận trọng hơn, khéo léo hơn. Thánh tông đồ khuyên chúng ta «sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi» (Ti 2: 12-13). Chúng ta bằng lòng như vậy, phần còn lại sẽ thấy sau… Chúng ta còn ỏ xa thiên thần. Có thể nói chính Thánh Tông đồ cũng không còn thấy ân sủng và cứu độ, ngài cẩn thận thu mình trong thế giới của cái tôi nhỏ bé của mình.
Đương nhiên Thánh Phaolô biết mình viết gì. Chắc chắn ngài muốn tránh không để chúng ta lạc lối trong các chuyện huyển hoặc, những chuyện hoang tưởng hay tệ hơn trong mê tín hoặc các loại ngớ ngẩn khác. «Sống»? cuối cùng, đó vẫn là công việc cao cả và khó khăn nhất, và công việc sống này có kỳ hạn cho tất cả mọi người, dù người đó có đức tin hay không, dù họ có mạnh như thế nào. Sống không phải trong tinh thần ‘nhớ nhung’ một chế độ lý tưởng, nhưng trong ‘mức độ sâu đậm’ của «thì hiện tại». Sống không phải chờ ảo tưởng của một ngày trọng đại, nhưng trong thực tế của đức ái, cụ thể với người nghèo, khiêm tốn trong các nghi thức của chúng ta. «Trong thì hiện tại», sống «một cách chừng mực», hành động «công chính và đạo đức». Và sống trong ánh sáng «ngày hồng phúc mong đợi», đón nhận bằng tiếng «xin vâng» với những gì xảy đến cho mình.
Người nghèo và khiêm tốn? Càng nghĩ đến họ, chúng ta càng đi sâu vào cuộc sống, càng thấy con đường của toàn nhân loại là ở đó. Đó là thái độ của Đức Mẹ trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu và còn sau đó nữa. Và đó là lời chúc Giáng Sinh mà tôi muốn chúc các độc giả quý mến.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch.Phanxico.vn