GIÁO DỤC CON BẰNG LÒNG THƯƠNG XÓT

Ngày 5/3/2016 lúc 18h tại Giảng đường Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề Giáo Dục thuộc Ban Mục vụ Gia Đình đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề số 230, với đề tài: “Giáo dục con bằng lòng thương xót”, do Anh Gioan B.Nguyễn Trung Minh Khoa và Maria Nguyễn Tuấn Đông Quân (Thạc Sĩ Tư Duy Ảo Thuật-Tư Duy Logic) đảm trách.

Trong bầu không khí thân thiện và cởi mở, các thành viên tham dự thể hiện niềm hân hoan trên khuôn mặt. Phải chăng đề tài “nóng bỏng” đang “cháy” lên tâm trạng của những bậc làm cha mẹ đầy những ưu tư khắc khoải về việc nuôi day con cái bằng lòng thương xót như thế nào trong thời đại ngày nay?

Vì lo mưu sinh nên cha mẹ xao lãng việc giáo dục con cái,điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,trẻ dễ trở thành người vô cảm.Vậy lòng thương xót có chữa lành những thương tổn của con cái trong gia đình không? Giáo dục con cái bằng lòng thương xót như thế nào,có đem lại kết quả không? Đó là những câu hỏi mang đầy tâm trạng của các bậc cha mẹ muốn được giải đáp trong đề tài hôm nay.

Hai diễn giả trẻ trung và lịch lãm là anh Minh Khoa và chị Đông Quân đã “hoạt náo” Hội trường bằng những khởi động sôi nổi. Các nhóm ngồi lại với nhau và chủ động làm quen, hỏi thăm nhau, cứ thế sinh hoạt đến cuối chương trình. Anh Minh Khoa dẫn nhập đề tài với tâm trạng phấn chấn bằng một đoạn Kinh Thánh (Lc 15,1-32) và anh nhấn mạnh cụm từ “không bao giờ bỏ cuộc”. Chúng ta phải học cách làm cha mẹ trước khi chúng ta làm cha mẹ. Cho dù con cái nhiễm thói hư tật xấu, cha mẹ vẫn không bỏ cuộc. Vì Thiên Chúa đã đặt để như vậy!

1. Khám phá bản thân:

a. Khám phá cảm xúc:

Những ai đã từng làm cha mẹ, mới hiểu được nỗi khổ của cha mẹ. Khi bị con cái làm tổn thương, họ sẽ có những hành động quá đáng. Anh đề nghị các bậc phụ huynh hãy:

- Gọi tên cảm xúc.

- Liệt kê cảm xúc

- Kiểm soát cảm xúc

Các nhóm được chị Đông Quân hướng dẫn dành 30 giây nhắm mắt để nhớ lại những hành động, lời nói làm tổn thương con cái Ba mươi giây lắng đọng trong im lặng và tiếng nhạc êm dịu trổi lên. Mọi người viết ra giấy những sự việc xảy ra do nguyên nhân nào đưa đến và còn 15 giây cuối cùng nhưng vẫn còn nhiều người cắm cúi viết vội dòng cảm xúc…Sau đó, các nhóm chia sẻ, thảo luận rất sôi nổi. Chị Đông Quân hỏi mọi người có những cảm xúc gì (tức giận, buồn vui, xót xa, đau lòng,hối hận,hạnh phúc,hoang mang…)? Có cả những giọt nước mắt bày tỏ cảm xúc tuôn tràn. Anh Minh Khoa nói những cảm xúc này vô cùng quan trọng, nếu ta ứng xử đúng sẽ làm biến đổi cuộc đời chúng ta. Anh chia sẻ đã học khóa Lãnh đạo bản thân (làm chủ được cảm xúc chúng ta), biết liệt kê cảm xúc ra để thấy được cái hay mà thay đổi bản thân. Nếu không biết liệt kê ra thì không làm chủ được cảm xúc, gây ảnh hưởng đến người khác. Chị Đông Quân đưa ra lời khuyên: khi ta nóng giận, cảm xúc lên cao trào thì đừng làm gì cả, hãy uống một ngụm nước, hít thở sâu để chế ngự cảm xúc. Khi đã bình tĩnh thì mới nói chuyện với con cái.

b.Khám phá năng lực: các ý khám phá

- Trí thông minh tư duy logic

- Trí thông minh ngôn ngữ

- Trí thông minh hội họa

- Trí thông minh âm nhạc

Mỗi người nhận một tờ giấy in các con số từ 1 đến 54 và nối chúng lại với nhau theo thứ tự trong thời gian ngắn nhất. Bảng số này được sắp xếp theo công thức.Anh Minh Khoa muốn mọi người hiểu rằng nếu chúng ta có tư duy logic tốt thì sẽ nuôi dạy con cái tốt và khám phá trí thông minh của chúng để nuôi dạy thành công.

Mọi người điền vào Phiếu khám phá tự đánh giá điểm năng lực bản thân và con cái. Qua các hoạt động: xé giấy hình trái tim biểu lộ tình yêu thương mà Chúa ban, và hò nhóm rất sôi nổi…Từ đó chúng ta hiểu Chúa cho mỗi người có khả năng riêng, đồng thời ta biết được năng lực, cảm xúc của con cái.

2) Khám phá con cái: Anh Minh Khoa trình bày đặc trưng tâm lý từng lứa tuổi…

-Tuổi ấu nhi (3-7t): khủng hoảng tâm lý nhẹ để củng cố cái tôi của nó. Cần được tôn trọng Nhân vị; trí khôn chuyển từ tiền quan niệm sang thể trực giác; xu hướng bắt chước người lớn; xu hướng hướng thượng.

-Tuổi thiếu nhi (8-11t): mang đậm mặc cảm; gần gũi người lớn khác phái; tin tưởng người lớn tuyệt đối; nhiều mộng mơ; rất đa cảm, hiếu động; có thể trung tín đến cùng.

-Tuổi thiếu niên (12-17t): thần tượng những người nổi tiếng; muốn tự tìm hiểu về chính mình; bước vào tuổi dậy thì; khủng hoảng, cau có, vụng về.

-Tuổi thiếu niên “già” (16-17): Thích đánh giá người khác; thích làm việc lớn; thích sống hướng ngoại.

-Tuổi thanh niên ( 18-25): Tự lập, chuyển dần về ổn định; thích làm việc độc lập, trau dồi và nghiên cứu; âp ủ nhiều kế hoạch.

Quy Ước Nhân quyền Thế giới 1948 có ghi: con người cần được ăn uống, vệ sinh, giao tiếp, tôn trọng,yêu thương…

3) Thương và Xót:

a) Thương con tích cực hay tiêu cực: Theo hướng tích cực giúp ta nhận thức được điều đúng và chưa đúng để dạy con tốt, theo hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến nhân cách con cái sau này.

b) Thương con tức thời hay lâu dài: bằng lý trí và cả trái tim.

Xót con: nuông chiều con, lụy con, theo con, lệ thuộc vào con…

Thương con và Xót con cần phải cân bằng.

4) Kết luận:

Con cái chính là Quà Tặng của Thiên Chúa. Ta phải biết trân trọng điều đó. Những cảm xúc không giải tỏa được lâu ngày dồn nén bùng phát không tốt. Đối với con cái phải giúp con mình giải tỏa cảm xúc của con bằng cách ngồi lại với con, chia sẻ cùng con hoặc khuyến khích trẻ viết cảm xúc ra giấy, và khuyên bảo, xin Chúa chúc lành cho con…để giải tỏa ức chế cảm xúc trong lòng chúng. Hãy cầu nguyện Thiên Chúa và luôn nhớ Lời Chúa: Chậm bất bình và hết sức khoan dung.

Bằng sự chia sẻ sâu sắc và thực tế, hai diễn giả kết hợp rất ăn ý và đã khiến cho các bận phụ hianh dường như giải tỏa được phần nào cảm xúc, biết cách kềm chế được nóng giận của mình trước lỗi lầm con cái và hướng dẫn con sống thruorng thành hơn.

Sau lời cám ơn và cầu nguyện, cả Hội trường vang lên bài hát:

Cha là ánh sáng-Mẹ là tình thương

Luôn ấp ủ con từng ngày

Hãy yêu như Giêsu

Yêu con không bờ bến

Hãy thương trong bao dung

Thương con không bến bờ.

http://chuongtrinhchuyende.com/

Anna. Dương Thị Phi Huyền


Share:

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

Bài viết mới

Bài xem nhiều

NÊN ĐỌC

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter