THỨ HAI TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 19, 16-22
THANH THOÁT ĐỂ THEO CHÚA
Và kìa có một người đến thưa Đức Giê-su rằng : "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt, để được hưởng sự sống đời đời ?"
Đức Giê-su đáp : "Nếu anh muốn lên hoàn thiện, thì hãy đi bán hết tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." Nghe lời đó người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều của cải. (Mt. 19, 16. 21-22)
Để trả lời người thanh niên, Đức Giê-su không nói tới ba giới răn đầu về kính mến Thiên Chúa. Người chỉ kể đến các giới răn liên hệ đến người ta để người ta hiểu rằng muốn được hưởng sự sống đời đời, phải lo làm điều tốt cho người khác. Ai lo tìm đường tới sự sống đời đời, hoàn toàn phải biết vâng lời Thiên Chúa, nhưng họ luôn luôn phải nhớ rõ rằng họ phải thực hiện sự vâng lời Ngài dạy phải yêu người.
Tôi còn thiếu gì nữa ?
Như hầu hết mọi người, chúng ta cũng có thể nói như người thanh niên giầu có rằng : "Tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ." Nhưng cố gắng, sống theo giới răn đó, chưa đạt tới hoàn thiện. Phải tiến xa hơn giáo huấn cổ truyền.
Nếu anh em muốn nên hoàn thiện.
Chúng ta phải nên hoàn hảo, như Cha là Đấng hoàn hảo. Nhận biết và làm đầy đủ như giới răn dạy, chưa đủ, phải nên hoàn thiện. Hoàn thiện , hoàn thiện không phải là một lời khuyên, nhưng là một yêu cầu căn bản. Là Ki-tô hữu không phải lo giữ giới răn, mà chính là hiến toàn thân và yêu thương vô biên.
Đó là Tin Mừng này nói về sự hoàn thiện tổng quát cho tất cả mọi người không phân biệt ai, tuy trực tiếp nói cho người thanh niên, nhưng mọi người cũng phải dùng của cải mình có mà giúp đỡ người nghèo khó.
Trước hết, bất cứ môn đệ nào nghe thấy lời thực hiện theo yêu cầu cụ thể trong hoàn cảnh của mình. Vấn đề ở đây không phải là lo trao nộp tất cả của cải, nhưng là để mình được tự do phục vụ Thiên Chúa theo khả năng của mình có.
Chúng ta phải biết vâng theo Đức Giê-su điều ưu tiên hàng đầu, như bản văn Tin Mừng kêu gọi, là sẵn sàng chịu khổ nạn, tham dự vào sự thương khó của Người.
THỨ BA TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 19, 23-24
TỪ BỎ TẤT CẢ
Bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người : "Thầy bảo thật anh em, người giầu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết : Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên Chúa." (Mt. 19, 23-24)
Của giầu mà cậy chi giầu…
Hiển nhiên là đống vàng chẳng tạo ra được liêm chính hay bất chính. Kẻ tôn thờ của cải chẳng khá bao giờ, mà còn bị lòng tham và tính hà tiện dày vò ; Người giầu trong đoạn Tin Mừng này chắc chắn là người có gia tài kếch sù và đối với nó có gí trị sinh sống.
Tất nhiên, Đức Giê-su biết tài sản sở hữu không phải là không có giá trị, nó là loại khá quan trọng như tiền bạc, bất động sản, nữ trang. Nó giúp cho có đủ khả năng chính đáng khi người ta biết dùng của cải để thương giúp người khác. Không ai phủ nhận những việc làm tốt lành đó, nếu họ không hoàn toàn từ bỏ Thiên Chúa.
Những kẻ đứng đầu những kẻ rốt hết…
Phê-rô phản ứng đúng theo những ước muốn của chúng ta, những đòi hỏi của chúng ta, cũng là bầy tỏ lòng chân thành. Như hầu hết chúng ta, Phê-rô không ngại phát biểu : "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy…" Bỏ ai, bỏ gì ? truyền thống cho biết phải có gia đình, có nhà cửa ở Ca-phát-na-um, gần biển hồ, có thuyền chài lưới. Ông chưa bỏ nhà cửa, thuyền lưới, người ta thấy ông nhiều lần đem thuyền đi đánh cá. Thế mà ông quả quyết : Chúng con bỏ mọi sự. Chúa đã không trách chi, trái lại Chúa nói : "Anh em hãy theo Thầy."
Đó là lời mời gọi tiến hơn nữa để yêu mến Chúa. Một tình yêu độc nhất phải từ bỏ tất cả. Người không muốn các ông dựa vào ai nữa.
Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta : càng trơ trọi càng gần Thiên Chúa. Càng nghèo khó, càng cố kết với Thiên Chúa. Trong nhiều dụ ngôn Chúa đã nói như thế. Giờ đây chúng ta chọn Chúa hay chọn Mammon (thần tài) ? J.M
THỨ TƯ TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 20, 1-16
SỐNG HẰNG NGÀY VỚI Ý HƯỚNG ĐỜI ĐỜI
"Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình.
Chiều đến ông bảo người quản lý : Anh gọi thợ lại và trả công cho họ, bắt đầu từ người vào làm sau chót tới người làm trước nhất."
Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ : "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt."
Thế là những kẻ đứng sau chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót. [Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.] (Mt. 20, 1.8.11.12.16)
Người ta cho rằng : "Sự giải thích thực tế của cổ truyền không được nhất trí về chủ đề của dụ ngôn này" Xin cho phép tôi diễn tả ý tưởng của riêng tôi như sau.
Tình yêu đối với kẻ đứng chót.
Tình yêu Thiên Chúa đối với kẻ đứng chót là tình yêu vô cùng, vô cùng đối với tất cả và từng người. Mỗi người nhận được tình yêu vô cùng này tùy theo khả năng yêu mến của mình.
Tình yêu Thiên Chúa là ân huệ cho không, nhưng có tính cách như một nghĩa vụ, Thiên Chúa yêu ta nhưng không, như cha thương con của Ngài, chúng ta được quyền đó. Đức Ki-tô không chết để tô điểm cho tình yêu thêm bóng bẩy, Người chết vì vâng lời Chúa Cha. Sự vâng phục của Đức Ki-tô cho chúng ta thêm khả năng yêu mến Thiên Chúa như chúng ta ước muốn. Cái chết của Đức Ki-tô nhắc nhở chúng ta nhớ đến tình yêu của Thiên Chúa vô cùng, đời đời. Ngài là chủ nhà, là cha trong gia đình. Ngài ban tình yêu của Ngài cho từng đức con mộtc cách trọn tình. Chúng ta phải đáp lại tình yêu của Ngài, phải làm sống lại tình yêu của Ngài.
Luôn luôn làm việc hết mình.
Đừng nghĩ rằng những giờ trong ngày làm việc là những khoảng khắc thời gian đồng hồ ! Tôi xin gợi ý rằng cần phải biết giá trị thời gian này là kỳ hạn của đời người, của những thái độ chúng ta trước dung nhan Thiên Chúa. Sáng sớm chủ đi, mướn tất cả thợ mà ông gặp, nhưng đến giờ chót vẫn còn một số thợ.
Phần đông chúng ta cũng là số thợ được tình yêu vô cùng của Chúa vào giờ chót. Vì thế chúng ta phải có ý thức hăng hái làm việc hết mình để đáp lại tình yêu vô bờ bến ấy. Những thợ giờ chót không phải là những kẻ chậm trễ, nhưng là những kẻ sống hằng ngày với ý hướng đời đời rồi.
Được Chúa tiếp nhận, được tình yêu lạ lùng của Thiên Chúa đối với con người. Những người thợ này hiến thân hết lòng đối với tình yêu đã an ủi họ.
Hơn nữa, những kẻ trở về, đừng nghĩ chuộc lại thời gian đã mất, nhưng hãy kính mến Chúa hết lòng vì Người đã mong chờ mình mọi ngày như người cha chờ mong đứa con phung phá trở về. J.M
THỨ NĂM TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 22, 1-3, 10-11
CƠ HỘI CHO KẺ GIẦU
Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng : "Nước Trời cũng giống như vua kia mở tiệc cưới cho con ình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến."
Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.
Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy đó có một người không mặc y phục lễ cưới. (Mt. 22, 1-3, 10-11)
Người ta cho rằng dụ ngôn này ám chỉ người Do-thái trước hết. Chính họ là những người nghe đầu tiên, thế mà khi nói với họ, Người lại bị họ theo dõi… truy lùng…. Họ là những người giầu trong Nước Trời. họ được đặc quyền sống với Thiên Chúa từ bao thế kỷ rồi.
Khách mời của Chúa.
Luôn luôn có nhiều người giầu trên thế giới. Nước Trời được dâng biếu cho họ trước hết. Đúng vì họ giầu, họ có thể giúp đỡ người nghèo. Họ có thể hiến thân. Nếu họ đi sai, có phải chính vì họ không nghe tiếng Chúa không ?
Để dự tiệc cưới…
Không thiếu những kẻ muốn dự tiệc cưới. Không phải chỉ vì họ không có gì tặng, nhưng chỉ vì họ không chịu mặc áo cưới : đó là điều kiện độc nhất như luật tiệc cưới buộc. Ngạc nhiên ư ? nếu người ta chấp nhận thì phải mặc trang phục tiệc cưới để vào ăn cưới theo tục lệ thời đó. Thế mà vào dự tiệc, chúng ta lại quá tự do, tự diễn không theo ý chủ mời nên mới phải chịu trách nhiệm ! Đàng khác, chúng ta được lựa chọn, có thể từ chối. Nhiều người đã xin lỗi từ chối. Ngày nay, người ta lấy cớ giữ giới răn thì cổ lỗ chừng nào. Giáo lý của Giáo Hội nhất là về công bằng, bác ái thì lạc hậu biết bao !
Người ta thỏa mãn với nhiều thần tượng khác, người ta sống trong giầu có dư thừa và độc lập tự mãn ; tại sao tự khép kín, tự tôn mình làm Thiên Chúa như thế ?
Vua sai đầy tớ đi thỉnh khách đã được mời trước, nhưng họ từ chối. Chúng ta từ chối, chúng ta phải hứng chịu những hậu quả ghê gớm mai ngày sau cái chết, và ngay ngày hôm nay chúng ta đang sống. Những giới răn của Thiên Chúa không còn giá trị nữa sao ? Chúng ta đã thay thế giới răn đó bằng thứ gì ? Người ta từ chối dự tiệc Nước Trời để được tự do : như đứa con hoang đàng, chúng ta bằng lòng dự tiệc với đồ ăn của heo sao ?
Nhưng Cha trên trời đang ở đó để chờ đợi chúng ta luôn luôn ! chúng ta không chỉ là khách được mời, chúng ta còn là con Cha nữa. J.M
THỨ SÁU TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 22, 34-40
YÊU MẾN, VÂNG LỜI.
Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : "Thưa Thầy, trong sách luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn lớn nhất ?" Đức Giê-su đáp : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa Trời, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình." (Mt. 22, 35. 36-39)
Mọi nỗ lực của con người đều khởi động từ cùng một nguồn gốc và hướng về một mục đích độc nhất là tình yêu. Con người không chỉ được dựng nên để vâng lời Thiên Chúa. Như vâng lời ông chủ, ông Chúa, nhưng con người còn được dựng nên để yêu mến Thiên Chúa như cha mẹ mình. Vâng lời chân thật khi yêu mến. Thiên Chúa không muốn có những kẻ nô lệ đầy sợ hãi, Ngài muốn có những người con tự do, tự nguyện. Tình yêu Thiên Chúa phải là trung tâm và nguồn mọi hiếu thảo.
Tình yêu của mọi người cũng phát xuất từ cùng nguồn mạch này. Mọi người đều có thể là người lân cận của tôi nhưng thực tế họ không cần thiết gần gũi tôi. Họ có lẽ ở rất xa, nhưng vẫn là đối tượng của tình yêu chân thật. Người lân cận là bất cứ ai được tôi liên hệ với họ một cách hữu hiệu và cụ thể. Tình yêu của môn đệ Đức Giê-su không có biên giới. Gương mẫu của họ là tình yêu Cha trên trời hằng làm cho mặt trời mọc lên soi sáng cho kẻ lành người dữ, ban mưa xuống cho người công chính cũng như kẻ bất lương. Mọi tương quan với người khác phải theo luật đồng đều : đó là tình yêu tạo nên sức mạnh hấp dẫn và đưa lại mối tương quan chân thật giữa người với người.
Thái độ duy nhất.
Chỉ có một sự đáng kể đối với người môn đệ của Đức Giê-su là thái độ yêu mến thâm sâu. Thật dễ hiểu, theo bản văn này. Người ta không bao giờ bị bó buộc đi tìm một câu đáp bất định cho một trường hợp cụ thể, ý Thiên Chúa luôn được sáng tỏ nhất định bởi tình yêu lớn lao nhất.
Hai tình yêu ?
Có hai hướng khác nhau về tình yêu chăng ? Một hướng về Thiên Chúa, một hướng về người ta. Tình yêu khác nhau cho trường hợp này và cho trường hợp kia ư ? Chúa chỉ cho chúng ta qua đời sống của Người : Đâu là tương quan giữa hai tình yêu này. Trong đời sống của Đức Giê-su, sự chu toàn thánh ý Thiên Chúa và tình yêu phục vụ mọi người được thể hiện duy nhất trong một thực thể độc nhất. Thực hiển nhiên vì tình yêu đối với loài người mà Chúa đã chu toàn công cuộc cứu độ, nhưng tình yêu này không hề tách rời khỏi tình yêu của Thiên Chúa, cũng chính là thánh ý của Thiên Chúa. J.M
THỨ BẢY TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt. 23, 1-12
PHỤC VỤ NGƯỜI KHÁC
Bấy giờ Đức Giê-su nói với đám đông và các môn đệ Người rằng : "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ ; nhưng đừng theo hành động của họ của họ mà làm, vì họ nói mà không làm.
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. (Mt. 23, 1-3. 12)
Chúa nhấn mạnh : "Người lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em" lần thứ nhất, Người nói với các môn đệ : "Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ này, là người lớn nhất trong Nước Trời" (Mt. 18, 4) Khi Phê-rô lên tiếng thay cho các tông đồ hỏi : "Chúng con sẽ được gì ?" Đức Giê-su đáp : "Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, nhiều kẻ đứng hàng chót sẽ được lên đầu." (Mt. 19, 30). Rồi Người kết thúc dụ ngôn thợ làm vườn nho thế này : "Thế là kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và những kẻ đứng hàng đầu sẽ đứng chót." (Mt. 20, 16). Sau đó một chút, Đức Giê-su còn nhắc lại : "… Ai muốn làm lớn giữa anh em , thì phải là người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu giữa anh em , thì phải là người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu giữa anh em, thì phải làm đầy tớ anh em" (Mt. 20, 26-27) Chúa lên Giê-ru-sa-lem lần cuối cùng, người lại kêu gọi các tông đồ : Ai giầu có về tài năng, về sáng kiến, về thông minh, về tấm lòng, phải làm đầy tớ ! vì chính con người, đứng hàng đầu phải làm người đứng chót ! "Chính con người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ, và thí mạng sống mình" (Mt. 20, 28).
Chỉ cho tiền …
Đức Giê-su khiển trách Pha-ri-sêu và luật sĩ thời đó, và cả thời chúng ta nữa : không giúp đỡ anh em ! càng giầu, người ta càng phải cho đi ! cho đi tiền của có thể là một lăng nhục, nếu người ta chỉ vì cậy có tiền.
Tiền không diễn tả được sự hy sinh hiến thân, tiền của giầu sang không làm cho ai hài lòng, bởi vì khi cho tiền, họ lại trở nên kẻ biển lận mà họ có.
Chúng ta cần lưu ý Chúa luôn luôn nói với những người giầu : chính họ cần thiết phải sống theo Tin Mừng … Vậy người ta có can đảm dùng mọi của cải giầu có, dùng mọi quyền thế đề phục vụ người nghèo vì thực thi Tin Mừng không ? J.M
Home »
suy niệm ngày thường
» SUY NIỆM LỜI CHÚA HẰNG NGÀY TUẦN 20 TN