Vào tối thứ Bảy ngày 11 tháng 4 này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao cho các 'giám quàn' (archpriests) của các Vương Cung Thánh đường chính của thành Roma một bản sao của "Sắc lệnh về Năm Thánh" ("bull of indiction") trong một nghi lễ đơn giản ngay trước chiếc cửa chính cuả đền thánh Phêrô.
Một phó tế sẽ đọc bản sắc lệnh, rồi sau đó một cuộc rước sẽ tiến vào đền thánh cho buổi đọc kinh chiều.
Dù nghi lễ có vẻ đơn giản, nhưng nó tượng trưng cho một biến cố đặc biệt mà kể từ khi được thành lập cho tới nay là đã 2000 năm, Giáo Hội chỉ chứng kiến có 28 dịp như vậy mà thôi.
Ngày nay chúng ta thường hiểu rằng các Năm Thánh được tổ chức mỗi 25 năm một lần, và thế kỷ vừa qua thì số năm thánh đã được công bố nhiều hơn thường lệ, nhưng lịch sử cho biết rằng trong suốt 13 thế kỷ đầu tiên, không hề có một năm thánh nào được công bố, và sau đó thì có khi hàng trăm năm trôi qua mà người ta vẫn không hề được sống trong một năm thánh nào. Chúng ta sẽ có dịp bàn thêm về câu chuyện lịch sử này sau.
Cho nên đây sẽ là dịp thứ 29 mà Giáo Hội bắt đầu những thể thức để chuẩn bị mở cửa Năm Thánh. Ngày xưa người ta sẽ xây tường bít nó lại, và khi tới giờ khai mạc thì sẽ lấy buá đập bể nó ra. Ngày nay người ta chỉ đơn giản niêm phong nó, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trở lại chiếc cửa này vào ngày 8 tháng 12 để mở ra, chính thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi.
Việc chiếc Cửa Thánh được mở ra gợi lên khái niệm của sự tha thứ, là trọng tâm chính của một Năm Thánh.
Cửa Thánh luôn đóng lại là dấu vết cuả những việc thực hành cổ xưa của sự sám hối công cộng. Một tội nhân phải thực hiện những việc đền tội công khai trước khi đưọc tha tội.
Tội nhân không được phép đi vào một nhà thờ trước khi hoàn tất việc đền tội, và khi đã làm xong thì họ được long trọng chào đón trở lại qua cánh cửa chính.
Ngày nay, những người hành hương khi bước qua chiếc Cửa Thánh (sẽ mở ra trong suốt Năm Thánh) là đánh dấu việc họ thành tâm hối cải và tái cam kết cho một đời sống đức tin mới.
Nghi thức cho việc mở Cửa Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đã là một tập tục có từ năm 1499, khi Đức Giáo Hoàng Alexander VI cửa mở ra vào đêm Giáng sinh bắt đầu Năm Thánh 1500. Lúc đó cánh cửa làm bằng gỗ.
Ngày nay cánh cửa làm bằng đồng, do điêu khắc gia Vico Consorti đúc, được thánh hiến và khai mạc vào ngày 24 tháng 12, 1949 do Đức Giáo Hoàng Piô XII, để công bố Năm Thánh 1950.
Ngày xưa các Giáo Hoàng dùng một cái búa bằng bạc để mở cửa, ý nghiã rằng đó là một công việc rất trọng đại, "bởi vì cánh cửa của công lý và lòng thương xót chỉ có thể mở ra được, là nhờ ở lực lượng của lời cầu nguyện và sự sám hối mà thôi." Nhưng kể từ Năm Thánh 2000, Thánh John Paul không dùng chiếc búa nữa, mà chỉ dùng tay mạnh mẽ đẩy cánh cửa ra.
Chủ đề của tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa được minh họa ở 15 trong số 16 khung hình nổi tạo nên chiếc cửa, kể lại những giai đoạn Cựu Ước và Tân Ước, từ sự phạm tội của Adam và Eve, cho đến biến cố Truyền Tin, và sự tích Người Cha Nhân Hậu ( Prodigal Son).
Trên chiếc Cửa Thánh tại đền thánh Phêrô có khắc các huy hiệu của tất cả các vị giáo hoàng đã mở nó ra, vị cuối cùng là thánh John Paul. Huy hiệu cuả Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được khắc thêm vào sau khi Ngài đóng cửa lại (sau Năm Thánh.)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trao "sắc lệnh về Năm Thánh" cho tất cả các "giám quản" (archpriests) của các Vương Cung Thánh Đường ở Roma, bao gồm Nhà Thờ Chính Toà cuả Giáo Hội là St. John Lateran, VCTĐ Th. Phaolô Ngoại Thành và VCTĐ Đức Bà Cả. Đó là những Thánh đường có Cửa Thánh được mở ra trong những năm toàn xá.
Trên Thế Giới, còn có một số các Cửa Thánh khác cũng sẽ được mở, đó là Vương cung thánh đường Notre-Dame de Quebec ở Quebec City; đền thờ St. John Vianney ở Ars, Pháp; và Nhà thờ St. James the Great tại Santiago de Compostela, Tây Ban NhaTrần Mạnh Trác, Ngày 10/4/2015
http://www.vietcatholic.net/News/Html/136000.htm
Một phó tế sẽ đọc bản sắc lệnh, rồi sau đó một cuộc rước sẽ tiến vào đền thánh cho buổi đọc kinh chiều.
Dù nghi lễ có vẻ đơn giản, nhưng nó tượng trưng cho một biến cố đặc biệt mà kể từ khi được thành lập cho tới nay là đã 2000 năm, Giáo Hội chỉ chứng kiến có 28 dịp như vậy mà thôi.
Ngày nay chúng ta thường hiểu rằng các Năm Thánh được tổ chức mỗi 25 năm một lần, và thế kỷ vừa qua thì số năm thánh đã được công bố nhiều hơn thường lệ, nhưng lịch sử cho biết rằng trong suốt 13 thế kỷ đầu tiên, không hề có một năm thánh nào được công bố, và sau đó thì có khi hàng trăm năm trôi qua mà người ta vẫn không hề được sống trong một năm thánh nào. Chúng ta sẽ có dịp bàn thêm về câu chuyện lịch sử này sau.
Cho nên đây sẽ là dịp thứ 29 mà Giáo Hội bắt đầu những thể thức để chuẩn bị mở cửa Năm Thánh. Ngày xưa người ta sẽ xây tường bít nó lại, và khi tới giờ khai mạc thì sẽ lấy buá đập bể nó ra. Ngày nay người ta chỉ đơn giản niêm phong nó, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trở lại chiếc cửa này vào ngày 8 tháng 12 để mở ra, chính thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi.
Việc chiếc Cửa Thánh được mở ra gợi lên khái niệm của sự tha thứ, là trọng tâm chính của một Năm Thánh.
Cửa Thánh luôn đóng lại là dấu vết cuả những việc thực hành cổ xưa của sự sám hối công cộng. Một tội nhân phải thực hiện những việc đền tội công khai trước khi đưọc tha tội.
Tội nhân không được phép đi vào một nhà thờ trước khi hoàn tất việc đền tội, và khi đã làm xong thì họ được long trọng chào đón trở lại qua cánh cửa chính.
Ngày nay, những người hành hương khi bước qua chiếc Cửa Thánh (sẽ mở ra trong suốt Năm Thánh) là đánh dấu việc họ thành tâm hối cải và tái cam kết cho một đời sống đức tin mới.
Nghi thức cho việc mở Cửa Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đã là một tập tục có từ năm 1499, khi Đức Giáo Hoàng Alexander VI cửa mở ra vào đêm Giáng sinh bắt đầu Năm Thánh 1500. Lúc đó cánh cửa làm bằng gỗ.
Ngày nay cánh cửa làm bằng đồng, do điêu khắc gia Vico Consorti đúc, được thánh hiến và khai mạc vào ngày 24 tháng 12, 1949 do Đức Giáo Hoàng Piô XII, để công bố Năm Thánh 1950.
Ngày xưa các Giáo Hoàng dùng một cái búa bằng bạc để mở cửa, ý nghiã rằng đó là một công việc rất trọng đại, "bởi vì cánh cửa của công lý và lòng thương xót chỉ có thể mở ra được, là nhờ ở lực lượng của lời cầu nguyện và sự sám hối mà thôi." Nhưng kể từ Năm Thánh 2000, Thánh John Paul không dùng chiếc búa nữa, mà chỉ dùng tay mạnh mẽ đẩy cánh cửa ra.
Chủ đề của tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa được minh họa ở 15 trong số 16 khung hình nổi tạo nên chiếc cửa, kể lại những giai đoạn Cựu Ước và Tân Ước, từ sự phạm tội của Adam và Eve, cho đến biến cố Truyền Tin, và sự tích Người Cha Nhân Hậu ( Prodigal Son).
Trên chiếc Cửa Thánh tại đền thánh Phêrô có khắc các huy hiệu của tất cả các vị giáo hoàng đã mở nó ra, vị cuối cùng là thánh John Paul. Huy hiệu cuả Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được khắc thêm vào sau khi Ngài đóng cửa lại (sau Năm Thánh.)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trao "sắc lệnh về Năm Thánh" cho tất cả các "giám quản" (archpriests) của các Vương Cung Thánh Đường ở Roma, bao gồm Nhà Thờ Chính Toà cuả Giáo Hội là St. John Lateran, VCTĐ Th. Phaolô Ngoại Thành và VCTĐ Đức Bà Cả. Đó là những Thánh đường có Cửa Thánh được mở ra trong những năm toàn xá.
Trên Thế Giới, còn có một số các Cửa Thánh khác cũng sẽ được mở, đó là Vương cung thánh đường Notre-Dame de Quebec ở Quebec City; đền thờ St. John Vianney ở Ars, Pháp; và Nhà thờ St. James the Great tại Santiago de Compostela, Tây Ban NhaTrần Mạnh Trác, Ngày 10/4/2015
http://www.vietcatholic.net/News/Html/136000.htm