Giáo triều tĩnh tâm Mùa Vọng với chủ đề “Hòa bình”

Cha Cantalamessa, dòng Phanxicô, cho CNA biết “chủ đề lần này sẽ là hòa bình. Nhưng hòa bình theo nghĩa Kinh thánh, có ý nghĩa thâm thúy hơn nhiều so với ý nghĩa hòa bình trong chính trị”CNA- Cha Raniero Cantalanmessa lần đầu tiên đã có bài giảng tĩnh tâm Mùa Vọng cho ĐTC Phanxicô, nhằm vào ý nghĩa của từ “hòa bình” trong Kinh thánh – theo hai nghĩa là món quà từ Thiên Chúa và cũng là thứ thuộc về tâm hồn con người.

Ngài cho biết bài giảng của Ngài đi sâu vào ý nghĩa bên trong của hòa bình và vào “sự hòa bình của Thiên Chúa: như là món quà từ Thiên Chúa, là trách nhiệm, nghĩa vụ cần hoàn thành, và hòa bình từ bên trong tâm hồn”.

Là người giảng tĩnh tâm cho Giáo triều, cha Cantalamessa giảng cho Giáo Hoàng, các hồng Y và các thành viên của Roman Curia mỗi sáng thứ sáu vào mùa Chay và mùa Vọng. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II chỉ định là người giảng thuyết cho giáo triều vào năm 1980 và tiếp tục giữ va trò này qua thời Giáo hoàng Bênêdictô XVI và Giáo Hoàng Phanxicô hiện thời.

Cha Cantalamessa cho biết ba ngày giảng sẽ tập trung vào chủ đề hòa bình là quà tặng của Thiên Chúa, hòa bình là nhiệm vụ và trách nhiệm cần hoàn thành, hòa bình từ bên trong là hoa trái của Chúa Thánh Thần.

Trong bài giảng đầu tiên tại nhà nguyện Mẹ Chúa Cứu Thế trong nội thành Vatican vào ngày 5 tháng 12, cha Cantalamessa mở đầu bằng việc dẫn dắt sự chú ý rằng con người luôn kiếm tìm hòa bình.

“ Nếu một người có thể nghe được tiếng kêu la nhỏ nhất, trong trái tim hàng tỷ con người, người đó sẽ nghe được, bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, chỉ một từ thôi, đó là hòa bình”. Ngài giải thích lý do chọn chủ đề này trong mùa vọng năm nay.

Khi nghĩ đến hòa bình, chúng ta thường nghĩ tới cảm giác hòa bình giữa các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, hình thức quan trọng nhất của hòa bình là sự hòa thuận trong mối tương quan giữa Chúa và con người.

Cha . Cantalamessa nói rằng Thiên Chúa hứa ban hòa bình cho con người. Ngay cả sau khi Adam và Eva bất tuân, Chúa đã không trừng phạt nhưng có kế hoạch khác để cứu độ nhân loại qua rất nhiều giao ước Ngài đã thực hiện trong lịch sử cứu độ nhân loại.

“Những giao ước này, ngược lại ý muốn con người, luôn là những giao ước hòa bình, không phải chiến tranh chống lại kẻ thù”, cha giảng chỉ ra lời hứa Thiên Chúa đã thực hiện với Mose, Abraham, Noah và cũng như đối với dân tộc Israel.

Tất cả những lời hứa Chúa thực hiện với Dân Người cho thấy rằng, Người đến để đem hòa bình của Người “Bình an của Thầy ở cùng anh em.”

Ngài cho biết hòa bình lặp lại giữa trời và đất có được là do sự hi sinh của Chúa Giêsu trên thánh giá, và ngài thêm rằng người ta không thể hiểu đầy đủ sự thay đổi “triệt để” diễn ra trong mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa trừ phi chúng ta hiểu cái chết của Chúa Kitô. “Phải có một người nào đó kết hợp với Người, chính người đó phải chiến đấu và chiến thắng, và điều này xảy ra với chúa Kitô, Thiên Chúa và con người.”

Ngài chú thích “cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là khoảnh khắc Đấng cứu thế tiến hành công cuộc cứu chuộc, tiêu diệt tội lỗi và chiến thắng Satan.”

Cha Cantalamess tiếp tục cho biết hòa bình của Chúa Ki tô giành lấy cho chúng ta trên thập giá trở nên sống động trong mỗi người thông qua Chúa Thánh Thần, Đấng đến với Mẹ Maria và các tông đồ ngày Ngũ Tuần, sau cái chết của Chúa Giêsu.

“Thực tế thì hòa bình đến từ thánh giá Chúa Kitô nhưng không phải được sinh ra từ đó…suối nguồn của hòa bình là nơi Ba ngôi Thiên Chúa”, cha Cantalamess giải thích rằng giống như tình yêu, hòa bình đòi hỏi nhiều hơn là chỉ sự tồn tại của một người.

Ngài cho biết thêm, vì thế khi chúa Giêsu nói với các môn đệ “hãy nhận lãnh Thánh Thần”, thực ra là Người đang nói với họ “bình an của Chúa vượt trên mọi hiểu biết”.

Cha Cantalamess cho biết hòa bình là món quà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, chủ yếu khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, phải làm thay đỏi mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa từng chút một để mỗi chúng ta được hòa giải với Người.

“Một trong những nguyên nhân, có lẽ là nguyên nhân chính yếu, của việc con người ngày nay chối bỏ tôn giáo và đức tin là do hình ảnh méo mó mà người đó thấy về Thiên Chúa”, vị linh mục này cho biết đây cũng chính là nguyên nhân người Kitô hữu sống không có niềm vui như thể đức tin của họ là một trách nhiệm hơn là một quà tặng.

Kitô hữu ngày nay thường liên hệ Thiên Chúa bằng cảm giác đau khổ hoặc không vui vẻ, thứ làm hạn chế và “cắt xén” tự do cá nhân và sự phát triển, Thiên Chúa có thể được xem là “kẻ thù” của niềm vui.

Lòng khoan dung nhân hậu là một chủ đề khác bị hiểu nhầm trong Giáo hội ngày nay, không còn được hiểu theo nghĩa lòng trắc ẩn, nhưng được liên hệ tới sự thương hại.

Tuy nhiên, cha Cantalamessa cho biết Thần Khí Chúa cho phép chúng ta nhìn vào Thiên Chúa với khía cạnh tươi mới. Mặc dù viễn cảnh mới này bao gồm cả việc nhìn Thiên Chúa là Chúa của luật lệ, nó cũng cho phép chúng ta thấy Người là Thiên Chúa của tình yêu và ân sủng.

“Nó khiến chúng ta khám phá Thiên Chúa như là một đồng minh và một người bạn , là “người không cất dành con trai cho riêng mình nhưng đem con một của Người cho chúng ta”, Người là người cha nhân hậu nhất.”

Nhờ Chúa Giêsu gánh lấy thân phận nô lệ, nỗi sợ hãi trở nên tình yêu, và bởi nhờ vậy mà chúng ta được hoàn toàn hòa giải với thiên Chúa
Nguồn:CNA
Share:

Bài viết mới

Bài xem nhiều

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

ĐỌC KINH THÁNH

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter