I. TỔNG QUÁT
7, 8-13: Dẫn vào các tai ương. Thiên Chúa bày tỏ quyền năng trước Pharaô.
7, 41-25: Tai ương thứ nhất: nước biến thành máu.
7,26 – 8,11: Tai ương thứ hai: Ech nhái.
8, 12-15: Tai ương thứ ba: Muỗi.
8, 16-28: Tai ương thứ tư: Ruồi nhặng.9, 1-7: Tai ương thứ năm: Ôn dịch.
9, 8-12: Tai ương thứ sáu: Ung nhọt.
9, 13-35: Tai ương thứ bảy: Mưa đá.
10, 1-20 : Tai ương thứ tám: Châu chấu.
10, 21-29 : Tai ương thứ chín: Cảnh tối tăm.
11, 1-10 : Loan báo tai ương thứ mười: các con đầu lòng phải chết.
12, 1-28: Nghi thức Vượt Qua. Công bố lễ Vượt Qua.
12, 29-39: Các con đầu lòng người Ai Cập bị giết. Dân Israel ra đi.
13, 3-10: Lễ Bánh không men.
13, 1-16: Các con đầu lòng người Do thái được cứu.
13, 17-22: Dân Israel ra đi.
14, 1-10: Người Ai Cập đuổi theo.
14, 15-31: Phép lạ tại Biển Đỏ.
15, 1 – 21: Bài ca chiến thắng.
II. CUỘC VƯỢT QUA CỦA DÂN ISRAEL VÀ CUỘC VƯỢT QUA CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
1. Cuộc vượt qua của người Do thái
Dân Israel phải sống trong cảnh nô lệ lầm than (Xh 1, 8-22). Nhưng Thiên Chúa đã thấy cảnh lầm than của họ và sai Môsê đến để giải thoát dân khỏi cảnh nô lệ, đưa họ vượt qua Biển Đỏ (Xh 14, 15-31). Nhờ Chiên được sát tế và máu chiên bôi lên thành cửa, dân Israel được cứu thoát và lên đường đi đến miền đất tự do (Xh 12, 29-34. 12-14). Chính Thiên Chúa thực hiện cuộc giải thoát này bằng những điềm thiêng dấu lạ, nhưng Chúa đã chọn Môsê làm người lãnh đạo Dân Chúa và thực hiện kế hoạch của Người.
2.Cuộc vượt qua của người Kitô hữu
Nhân loại vẫn sống trong cảnh nô lệ tội lỗi là thứ nô lệ tồi tệ nhất, làm cho con người bị tha hoá, đánh mất phẩm giá đích thực của mình là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Kitô là Môsê mới, là vị lãnh đạo của Dân mới. Chiên được sát tế trong lễ Vượt Qua là hình bóng Chúa Kitô hiến dâng chính mình, nhờ đó chúng ta được sống (x. Ga 19,31-37). Việc vượt qua Biển Đỏ loan báo bí tích Thánh Tẩy: giải thoát ta khỏi cảnh nô lệ tội lỗi, biến ta thành con cái Thiên Chúa, và cho ta thành phần tử của Dân mới là Hội Thánh.
III. LỄ VƯỢT QUA VÀ CỬ HÀNH THÁNH THỂ
1. Cử hành lễ Vượt Qua
Môsê đưa ra những chỉ thị về việc cử hành lễ Vượt Qua (Xh 12,14) và người Do thái vẫn trung thành tuân giữ cho đến ngày nay. Trong nghi thức cử hành lễ Vượt Qua, sau tuần rượu thứ hai, một người con trong gia đình sẽ lên tiếng hỏi: tại sao đêm nay lại khác mọi đêm? Và người cha trong gia đình sẽ giải thích dựa vào Đnl 26,5-11.
2. Chúa Giêsu cử hành bữa Tiệc Ly
Chúa Giêsu đã cử hành Bữa Tiệc Ly trong bối cảnh lễ Vượt Qua (Lc 22, 14-20). Tuy nhiên trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã làm hai cử chỉ độc đáo. Một là Ngài chuyển chén rượu của người đứng đầu gia đình cho mọi người trong nhà, hai là Ngài thêm vào những lời minh giải: “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em,” “Chén này là giao ước mới, lập bằng Máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” Những lời này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa Tiệc Ly và biến cố thập giá.
3. Thánh Thể, lễ Vượt Qua mới
Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly, “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” Trong Thánh Kinh, tưởng niệm không chỉ đơn thuần là nhớ lại một sự kiện trong quá khứ, nhưng bao hàm cả ba chiều kích thời gian là hiện tại, quá khứ và tương lai (Xh 12,14). Chính vì thế, thần học Công giáo giải thích về tưởng niệm như là signum rememorativum (dấu chỉ tưởng nhớ hành động cứu độ đã xảy ra trong quá khứ), signum demonstrativum (dấu chỉ Ơn Cứu độ đang diễn ra trong hiện tại), signum prognosticum (dấu chỉ loan báo bữa tiệc cánh chung trong Nước Chúa).
Cử hành Thánh Thể là làm theo lời di chúc của Chúa Giêsu. Vì thế, trong suốt lịch sử, Hội Thánh không ngừng cử hành Thánh Thể (x. Cv 2,42.46; 1Cr 11,23), và người Kitô hữu phải hết sức trân trọng việc cử hành này.
Home »
học hỏi thánh kinh
» Tuần 9: Sách Xuất Hành, chương 7- 15