«Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không thở nữa»

Trả lời tạp chí Dòng Tên của Ý La Civiltà cattolica, Đức Giáo hoàng nhắc đến nạn khủng bố, sức sống mạnh mẽ của các Giáo hội, quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu.«Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không còn thở nữa», Đức Phanxicô phát biểu với tạp chí Dòng Tên La Civiltà cattolica. Nạn khủng bố, các tôn giáo, sức sống mạnh mẽ của Giáo hội, quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu: Đức Giáo hoàng đề cập đến nhiều đề tài trong buổi phỏng vấn dài được công bố ngày 28 tháng 10-2016, 3 ngày trước chuyến đi Thụy Điển của ngài.

Đặc biệt ngài nhắc đến cuộc gặp liên tôn ở Axixi ngày 20 tháng 9 vừa qua, «rất tôn kính và không đồng hóa». «Tất cả chúng tôi đều nói về hòa bình và đòi hỏi hòa bình. Chúng tôi cùng nhau nói những lời mạnh cho hòa bình».

Ngài cũng nhắc lại cuộc gặp gỡ ngày 24 tháng 9 với các người thoát nạn trong cuộc tấn công ở thành phố Nice nước Pháp: «Tên điên đã tàn sát các nạn nhân, nghĩ rằng mình làm nhân danh Chúa. Đáng thương cho người này, đây là một người mất thăng bằng! Với đức ái, chúng ta có thể nói đây là một người mất thăng bằng, nhân danh Chúa để tìm cách biện minh cho hành động của mình». Đức Phanxicô nhắc lại: «Nhưng không thể làm chiến tranh nhân danh tôn giáo, nhân danh Thiên Chúa: đó là phạm thượng, đó là việc làm của satan».

Ngài giải thích: «Các tôn giáo đích thực phát triển khả năng siêu việt để tiến đến sự tuyệt đối nơi con người». Và sự mở ra với siêu việt «dứt khoát không thể nào là lý do cho nạn khủng bố», vì siêu việt là «luôn kết hiệp để đi tìm chân lý, cái đẹp, cái tốt và sự hiệp nhất». Ngược lại các ngẫu tượng «các ảo ảnh của các tôn giáo», như ngẫu tượng thờ tiền «là những con siêu vi khuận cực mạnh tấn công các tôn giáo».

Một nạn khủng bố âm thầm

Đức Phanxicô cũng tấn công đến nạn khủng bố «nội bộ», «xảo trá», «che giấu», một tật xấu «khó dứt nọc»: tật xấu của những «thì thầm và dựng đứng», là một «hình thức hung bạo sâu đậm mà tất cả chúng ta đều có trong tâm hồn, đòi hỏi một sự hoán cải sâu đậm trong lòng chúng ta».

Đức Phanxicô lấy làm tiếc: «Vấn đề của nạn khủng bố này là tất cả chúng ta đều có thể làm khi chúng ta nói các lời nói như những «quả bom, như nọc độc giết người.» Loại tội phạm này Đức Giáo hoàng thường hay chỉ trích, theo ngài, đây là «cách hại người khác để mình có chỗ».

Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ

Cũng trong cuộc phỏng vấn này với linh mục Ulf Jonsson, giám đốc tạp chí Dòng Tên Thụy Điển Signum, Đức Phanxicô cho rằng, «sức sống của các cộng đoàn giáo hội không tùy thuộc nơi chốn nhưng tùy thuộc vào ‘tinh thần’. Nếu một vài Giáo hội cảm thấy mình già đi là vì tinh thần ở đó đã bị khép kín trong một cơ cấu cứng ngắt». Ngài nhấn mạnh, «phải tránh tất cả hậu quả xấu của sự già nua của các Giáo hội, bị khép kín trong các lập chương của mình».

Ngài giải thích: «Tinh thần nằm trong khả năng mơ ước và khả năng nói lời ngôn sứ». Đó là sự kết hợp giữa người trẻ và người già, một kết hợp có thể phát triển tinh thần này: «Giáo hội sẽ trẻ lại khi người trẻ nói với những người già nhất và khi những người già nhất biết mơ ước những chuyện cao lớn, vì điều này sẽ làm cho người trẻ có thể nói được lời ngôn sứ. Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không còn thở nữa».

Ơn sủng của sự xấu hổ

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nói một cách thân tình khi ngài nói quan hệ riêng của mình với Chúa Kitô: «Đối với tôi, Chúa Giêsu là Đấng nhìn tôi với lòng thương xót và đã cứu tôi. Quan hệ của tôi với Ngài luôn ở trên nguyên tắc này và đó là nền tảng. Chúa Giêsu đã ban cho tôi một ý nghĩa cho cuộc sống của tôi trên quả đất này và một hy vọng cho cái nhìn về tương lai. Và Ngài đã cho tôi một ơn sủng to lớn: ơn biết xấu hổ».

Đức Giáo hoàng Dòng Tên nhìn cuộc sống thiêng liêng của mình được mô tả trong chương 16 của sách tiên tri Êdêkia, đặc biệt trong các câu cuối: «Và ngươi biết Ta là Giavê, để ngươi ghi nhớ mà xấu hổ, ngươi không còn dám mở miệng trước cái hổ nhục ngươi cảm thấy khi Ta ân xá cho tất cả những gì ngươi đã từng làm».

Ngài khẳng định: «Xấu hổ là điều tích cực, nó làm cho chúng ta phải hành động, nhưng nó cũng làm cho chúng ta hiểu đâu là chỗ của mình, mình là ai, để ngăn chận mọi kiêu ngạo, mọi tự kiêu vặt».
fr.zenit.org, Anne Kurian, 2016-10-28 © L’Osservatore Romano
Share:

Bài viết mới

Bài xem nhiều

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

ĐỌC KINH THÁNH

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter