TÂM LINH LÀ GÌ?

Trong chương 1, cuốn The Holy Longing, cha Ronald Rolheiser định nghiã “spirituality” như là một sức nội tâm làm động lực thúc đẩy cuộc sống của chúng ta.
Cuộc đời chúng ta không bao giờ yên ổn nhưng luôn “bận rộn” với những ao ước, xoay vần với những nhu cầu, những ham muốn hoặc những bực dọc, bất mãn. Chúng ta bị những khát vọng điều khiển đến nỗi không thể nào tìm được một sự bình an sâu xa và vững bền. Ngài viết: “We are overcharged with desire that it is hard to come to simple rest. Desire is always stronger than satisfaction.”

Cái lòng ước muốn khao khát đó ở ngay trong xương tủy, ở đáy sâu trong tâm hồn của mình. Chúng ta không phải là những con người sống trong bình an và chỉ thỉnh thoảng gặp vài biến động. Ngược lại, chúng ta là những người sống với nhiều biến động và chỉ thỉnh thoảng mới có được bình an. Thế giới này, kể cả nghệ thuật, văn hóa, chính trị, kinh tế và ngay cả tôn giáo đều bị ảnh hưởng bởi mãnh lực hoặc của đồng tiền, hoặc của tham lam, dục vọng, hoặc của quyền lực …

Chúng ta thể hiện ra sao cái ước muốn, cái khát vọng trong lòng chính là lúc ta sống cái tâm linh của mình. Cha Rolheiser viết:
“Spirituality is, ultimately, about what we do with that desire. What we do with our longings, both in terms of handling the pain and the hope they bring us, that is our spirituality.”
Có một sự hiểu lầm rất lớn tưởng rằng người sống tâm linh là những người ngoan đạo, sốt sắng, thánh thiện, xa lánh những gì thuộc về trần tục. Sự thật là dù muốn hay không chúng ta ai cũng đang sống với tâm linh. Cha viết:
“Rarely is spirituality understood as referring to something vital and nonnegotiable lying at the heart of our lives. This is a tragic misunderstanding. Spirituality is not something on the fringes, an option for those with a particular bent. None of us has a choice. Everyone has to have a spirituality and everyone does have one, either a life-giving one or a destructive one. No one has the luxury of choosing here because all of us are precisely fired into life with a certain madness that comes from the gods and we have to do something with that. We do not wake up in this world calm and serene, having the luxury of choosing to act or not act. We wake up crying, on fire with desire, with madness. What we do with that madness is our spirituality.”

Vì thế, sống tâm linh không chỉ giới hạn ở việc đi nhà thờ, cầu nguyện, suy niệm, đọc sách thiêng liêng nhưng là sống với ngọn lửa đang âm ỉ cháy trong lòng chúng ta:

“What we do with that fire, how we channel it, is our spirituality. Thus, we all have a spirituality whether we want one or not, whether we are religious or not.”

Sức lực nội tâm thúc đẩy ta đến hành động chính là tâm linh. Và điều gì thúc đẩy ta đến hành động cũng chính là điều gây nên những ao ước và thèm khát trong lòng. Điều đó có thể đem ta đến một mối tương quan sâu đậm hơn với Thiên Chúa hoặc ngược lại, có thể hủy hoại hoàn toàn mối tương quan này!: “Spirituality concerns what we do with desire.”

Spirituality concerns what we do with desire


Cha Rolheiser nêu lên thí dụ của ba người phụ nữ nổi tiếng: Mẹ Têrêsa Calcutta, ca sĩ Janis Joplin và công chúa Diana. Cả ba người sống với tâm linh của mình ở một cách vượt bực. Mẹ Têrêsa sống hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa và những người nghèo khổ bị gạt ra bên lề của xã hội. Mẹ là một con người mảnh khảnh, nhỏ bé nhưng với một sinh lực dồi dào vượt mức. Janis Joplin là một thần tượng của giới trẻ mê nhạc rock, cô có một đam mê xuất chúng cho cuộc đời, cho tự do hưởng thụ và sống bừa bãi đến mức độ phải chết yểu ở cái tuổi 27 vì ma túy. Công Chúa Diana là một người đặc biệt ở chỗ cô ta có cả hai thứ đam mê trong lòng, một phần là những danh vọng thế tục, sống sung sướng trên những chiếc du thuyền sang trọng, phần khác là lòng thương xót những kẻ nghèo khó. Một cách nào đó trong lòng cô có cả hai tinh thần của mẹ Têrêsa và Janis Joplin. Và cha Rolhaiser viết: “Most of us, I suspect, are a bit more like Princess Diana: half-Mother Teresa, half Janis Joplin.”

Nơi trường hợp của Diana chúng ta thấy mình gần gũi vì sự lựa chọn một tâm linh luôn luôn phức tạp, một sự giằng co giữa những yếu đuối bản thân và những nhân đức. Vì kèm theo mỗi lựa chọn là nhiều chối từ. Muốn lập gia đình với một người phải ngưng chú ý những người khác; muốn có con cái phải để qua một bên nhiều sinh hoạt khác; muốn cầu nguyện, đi tĩnh tâm phải từ chối một chương trình TV hoặc một cuối tuần đi nghỉ mát. Chúng ta lựa chọn điều gì?

Sống tâm linh của mình là lúc điều gì chúng ta lựa chọn trở nên ngọn lửa nung nấu trong lòng và thúc đẩy chúng ta sống cho lựa chọn đó, sự lựa chọn đem ta đến một mối tương quan sâu đậm hơn với Thiên Chúa hoặc ngược lại, có thể hủy hoại hoàn toàn mối tương quan này!

Ngược lại, người không sống với tâm linh là người không sống với một sức lực trong lòng, không có một động lực sâu xa trong lòng, nhưng chỉ muốn một cuộc sống thụ động, nằm dài trên ghế salông xem TV giờ này qua giờ khác, một người như đã mất căn tính và không còn biết mình là ai:

“The opposite of a spiritual person would be someone who has lost his or her identity, namely, the person who at a certain point does not know who he or she is anymore. A healthy soul keeps us both energized and glued together.”

Ở chương cuối, Sustaining Ourselves in the Spiritual Life, cha Rolheiser nói đến những gì chúng ta nên luyện tập và thực hiện để giúp tạo một lối sống tâm linh lành mạnh. Có những kinh nghiệm lâu đời được tôn trọng, được thánh hóa, được ghi chép và thực hành như những truyền thống trong Giáo Hội vẫn được truyền lại cho đến ngày nay, trong đó có sự cầu nguyện cá nhân cũng như cộng đoàn, việc phục vụ, giúp đỡ người nghèo, xây dựng cộng đoàn, ngay cả việc sẵn sàng chịu thương tổn vì lòng yêu mến. Cha Rolheiser viết: “These are still the core practices for a healthy spiritual life.”

VŨ TIẾN LONG Nguồn donghanh.org
Share:

Bài viết mới

Bài xem nhiều

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

ĐỌC KINH THÁNH

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter