Họp mặt Giáo lý Toàn quốc 2014 TRUYỀN THỐNG DẠY GIÁO LÝ CỦA TIỀN NHÂN

Phép giảng tám ngày, các sách giáo lý có truyền tử (imprimatur) từ xưa đến nay đều có bốn mục chính TIN – GIỮ – CHỊU – XIN và hầu hết được trình bày theo dạng Hỏi-Thưa – cách thế mang tính hộ giáo, phù hợp với hoàn cảnh xưa và cả ngày nay. Vì bài viết này đặt trọng tâm về truyền thống dạy giáo lý của tiền nhân nên sẽ dựa vào những bản giáo lý đã phát hành trên 50 năm, cũng là mượn ý của Khổng Tử: “lục thập nhi nhĩ thuận” 六十而耳順 (Luận Ngữ) – Những bộ sách giáo lý đã trải qua hơn 60 năm[1] thì nghe đã quen lắm vì có nhiều đóng góp trong công cuộc truyền giáo trên đất Việt mến yêu.

TỪ NHỮNG DÒNG LỊCH SỬ…

Duarte Coelho Pereira (1485- 7/8/1554) – quý tộc người Bồ Đào Nha, quản lý thuộc địa Bồ Đào Nha ở Barzil – đã đến Đại Việt vào năm 1524 (thời Lê sơ) nhưng gặp lúc Nhà Mạc đang dấy binh để chiếm quyền hành nên phải rút lui để lại một Thánh Giá ở Cù Lao Chàm có khắc chữ INRI, số MDXXIII (1523) và tên của ông.

Năm 1533, lần đầu tiên sử Việt đề cập đến các vị thừa sai. Trong Khâm Định Việt Sử (XXXIII, tờ 6a và 6b) có ghi: “Theo sách Dã Lục (sách của tư gia trong dân), thì vào tháng 3 năm Nguyên Hòa nguyên niên (1533) đời Lê Trang Tông, có dương nhân tên Y-nê-xu (Ignatio) lén lút đến làng Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và làng Trà Lũ huyện Giao Thủy (nay thuộc tỉnh Nam Định), ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia tô”[2]. Y-nê-xu hay I-nhi-khu có lẽ vị này người Bồ Đào Nha, nhưng không rõ là giáo sĩ triều hay thuộc dòng Đaminh hoặc Phanxicô.

Vào năm 1550, Tin Mừng chính thức được loan báo ở Đại Việt. Giáo sĩ Gaspar de (Santa) Cruz (OP) (1520-5/2/1570), người bồ Đào Nha, từ Malacca đã đến Cần Cảo, Hà Tiên giảng đạo[3].

Năm 1558, Malacca[4] có giám mục tiên khởi Georgio de Santa Lucia (OP), người Bồ Đào Nha. Đại Việt được phân chia thuộc ranh giới của địa phận này.

Năm 1573, cụ Đỗ Hưng Viễn, làng Bồng Trung, Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là người Việt đầu tiên được nhận Phép Rửa Tội nhân một chuyến đi sứ đến Macao thời vua Lê Anh Tông (1556 – 1573)[5].

Từ năm 1542-1592, Đại Việt bị chia đôi – Nam-Bắc triều: Bắc triều (nhà Mạc) và Nam triều (nhà Lê). Năm 1573 Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông, vài tuần sau đưa Lê Huy Đàm lên ngôi lúc mới 6 tuổi, gọi là Lê Thế Tông (1573-1599). Thời kỳ vua Lê-chúa Trịnh bắt đầu từ đây. Khi nhà vua còn bé, Công chúa Ngọc Hoa – chị cả của vua – làm nhiếp chính. Năm 1588, Công chúa mời các vị thừa sai từ Macao đến Đại Việt. Lúc ấy hai giáo sĩ triều là Alfonso de Costa và João da Sá (Bồ) đã đến rao giảng tại Thanh Hóa. Sau này có thêm giáo sĩ Pedro Ordonez de Cevallos gặp bão đã tạt vào cửa Lạch Trường (Thanh Hóa). Công chúa Ngọc Hoa có tiếp xúc với giáo sĩ Ordonez và xin học đạo, nhận Phép Rửa Tội ngày 22/5/1591. Công chúa đã chuyển cung của mình thành Đan Viện.[6]

Khi giáo sĩ Ordonez xuôi thuyền phía Nam để về nước, có ghé vào cửa biển Thuận An gặp tiên vương Nguyễn Hoàng. Giáo sĩ Ordonez đã Rửa Tội cho tiên vương Nguyễn Hoàng và những binh lính của ông vào ngày 17/9/1591. Từ đây, việc truyền giáo đã có những tia sáng mới…

Năm 1592, Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, đuổi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng rồi điều hành mọi việc trong nước. Năm 1593, Trịnh Tùng triệu Nguyễn Hoàng ra Bắc với lý do để cùng đánh tàn dư họ Mạc còn sót ở Bắc bộ. Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc, phá tan quân Mạc ở Hà Trung và Sơn Nam. Nguyễn Hoàng đóng quân ở Sơn Nam được 8 năm thì tìm cách thoát về Nam (1600).

Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tức là Sãi vương (hay chúa Sãi). Năm 1627, lấy cớ Nguyễn Phúc Nguyên bỏ không nộp thuế cho vua Lê, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tráng liền khởi binh vào Nam. Cảnh Nam-Bắc phân tranh diễn ra qua nhiều cuộc chiến lớn (1627, 1633, 1643, 1648, 1655-1660, 1661-1662, 1672) kéo dài trong 46 năm. Sau cùng nhà Trịnh và nhà Nguyễn đã đi đến thỏa thuận chia đôi Đại Việt thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, lấy Linh Giang (sông Gianh) làm ranh giới.

Trong bối cảnh đó, các vị thừa sai đã gặp nhiều khó khăn trong việc truyền giáo cho người Việt vì bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Từ năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên dùng tiếng Việt để trình bày những khái niệm công giáo mới và dùng phong tục văn hóa, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo bản địa để truyền giáo, khởi đầu từ tầng lớp trên của xã hội và lan tỏa đến tầng lớp bình dân.

BƯỚC ĐẦU DẠY GIÁO LÝ

Cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, ở Trung Hoa lưu hành hai cuốn sách bằng chữ Hán: 天主實錄 (tiān zhǔ shí lù) Thiên chủ thực lục (sách viết về Thiên Chúa – Giáo lý), năm 1584, của Michele Ruggieri (Minh Kiên) và 天主實義 (tiān zhǔ shí yì) Thiên chủ thực nghĩa (phép tắc của Thiên Chúa – Giáo luật), năm 1603, của Matteo Ricci (Mã Lợi Đậu). Tại Việt Nam lúc bấy giờ cũng sử dụng hai cuốn sách ấy[7]. Việc học giáo lý bằng chữ Hán (chữ Nho) quả là rất khó đối với đa số người Việt. Ví dụ theo Thánh Giáo Kinh Nguyện, “những tối ngắm sách về sự thương khó Đức Chúa Giê-su thì đọc kinh cầu chịu nạn, thay kinh cầu Đức Bà. Còn tối nào lần hạt chung cho kẻ qua đời thì phải đọc Kinh Cầu chữ Nho”. Nhưng hỏi mấy người đọc mà hiểu được nghĩa của Kinh Cầu (Chữ) (經求(
Share:

Bài viết mới

Bài xem nhiều

LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

ĐỌC KINH THÁNH

Bạn nên xem

Tổng số lượt xem

Quốc gia truy cập

Flag Counter